Quất hồng bì không chỉ là loại quả ăn theo mùa mà nó còn là một vị thuốc mà ít người biết đến nó có thể điều trị một số bệnh mà chúng ta nên biết.
- Hà Nội bật mí cây chùm ngây chính là “thần dược” mà bạn chưa biết
- Hà Nội cho biết những tác dụng không ngờ của đậu đỏ
- Phối hợp thuốc trong Đông Y như thế nào để phát huy tác dụng tốt?
Hà Nội chỉ ra thứ “quả vàng” tại miền Bắc – Quất hồng bì
Quất hồng bì trong Y học cổ truyền
Theo chuyên gia đông y thì quất hồng bì có tác dụng trị ho, cảm cúm, hạ sốt đặc biệt là kích thích tiêu hoá. Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì (dễ nhầm với quất làm cảnh). Quất hồng bì có tên khoa học: Clausena lansium (Lour.) Skeels và nó thuộc họ Cam quýt. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI – Trừ đờm. Trong 100g có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali là vi chất tốt cho sức khoẻ.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM cho biết: Theo quan niệm của đông y lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa.
Hạt quất bồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt
Khi dùng các thầy thuốc đông y sẽ sử dụng quả bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì, hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô.
Hướng dẫn cách ngâm quất hồng bì đơn giản nhất tại nhà
Quất hồng bì mua về dùng kéo cắt sát cuống, rửa sạch 2 lần với nước lã, 1 lần với nước đun sôi để nguội rồi đem phơi cho ráo nước. Ngâm quất hồng bì với đường theo tỉ lệ 1:1 trong lọ thủy tinh, sau khoảng 3 tháng là có thể lấy ra dùng. Tốt nhất là nên ngâm khoảng 1 năm thì nước quất hồng bì có hương vị rất thơm ngon. Phần bã của quất hồng bì ngâm đường xong có thể mang bỏ hạt xào săn lại thành ô mai quất hồng bì rất ngon
Ngâm quất hồng bì uống nước để trị ho, cảm cúm, long đờm,…
Chuyên gia Đông Y chia sẻ bài thuốc quý từ quả hồng bì
Tác dụng của các thành phần quất hồng bì rất rõ ràng. Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: người ta sử dụng vỏ của quất hồng bì rất tốt cho cơ thể. Cụ thể, vỏ của quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, trị ho rất tốt. Khi ăn vỏ có ráp ráp nhưng không nên vì thế mà bỏ vỏ đi. Người ăn nên rửa sạch và dùng vỏ, hạt giữ lại phơi khô dùng khi đầy bụng, khó tiêu.
Trong dân gian thường dùng nó trị đau dạ dày, đau thượng vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa, phụ nữ sau đẻ. Lá quất hồng bì được dùng trong các chứng cảm mạo , sốt, hỗ trợ điều trị sốt rét, gội đầu để sạch gàu, trơn tóc. Khi bị ho, viêm họng ngậm quất hồng bì với chút muối. Còn với trẻ nhỏ kể cả trẻ dưới 1 tuổi khi bị ho có thể lấy quất hồng bì hấp với đường, hoặc đường phèn rồi cho trẻ uống ngày 3 lần để trị ho.
Ngoài ra, lá quất hồng bì có thể trị cảm cúm, hạ sốt. Khi có dấu hiệu của cảm cúm hay sốt chỉ cần lấy là quất hồng bì rửa sạch phơi hoặc sấy khô, sắc uống cho ra mồ hôi sẽ đỡ triệu chứng cảm cúm, hạ nhiệt.
Công thức chế biến quất hồng bì trong đông y: người ta lấy quả quất hồng phơi khô, bỏ hạt để nấu siro trị ho. Công thức đơn giản đó là hồng bì 50g, vỏ rễ dâu hay còn gọi tang bạch bì 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g.
Sắc đặc cô lại và cho thêm đường uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ trong vài ngày sẽ hết triệu chứng ho, long đờm.
Nguồn: Thuốc đông y