Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh táo bón mà ta lãng quên

Ngoài các phương pháp chữa bệnh táo bón bằng thuốc tây, đông y, chữa táo bón bằng bài thuốc dân gian là phương thức được nhiều người áp dụng và hiệu quả.

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh táo bón mà ta lãng quên

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh táo bón mà ta lãng quên

Bệnh táo bón là bệnh gì ?

Táo bón là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất, khoảng 12% người trên toàn thế giới bị táo bón. Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới gấp ba lần nam giới. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón tăng theo tuổi, với 30-40% của những người trên 65 tuổi.Táo bón là bệnh không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bệnh táo bón nếu để lâu ngày sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm như bệnh trĩ, nặng hơn sẽ biến chứng thành ung thu đường ruột.

Nguyên nhân gây táo bón là gì ?

Táo bón là tình trạng đi phân ít và không đều đặn cũng như chất lượng mỗi lần đi phân là không hoàn toàn.  Táo bón có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên chính gây nên:

1. Táo bón chức năng

Theo các chuyên gia sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết đây là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Do chế độ ăn uống không khoa học,  ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.
  • Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.
  • Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
  • Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Những nguyên nhân kể trên làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.
  • Rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm không để ý đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn.
  • Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.
  • Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện, tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt. Sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài.

2. Táo bón do tổn thương thực thể

  • Những cản trở đường đi của phân: khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra nhầy máu, có thể có bí trung đại tiện, nội soi đại tràng phát hiện ra khối u.
  • Những tổn thương bẩm sinh của đại tràng: Bệnh phình đại tràng, giãn đại tràng…
  • Những tổn thương của trực tràng và hậu môn: Trĩ và nứt hậu môn: mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không dám đại tiện và gây nên táo bón. Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón là gì ?

Đi đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài.

Phân rắn thành cục, mật độ cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng.

Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…).

Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền tại Hà Nội năm 2019

Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền tại Hà Nội năm 2019

Một số bài thuốc chữa bệnh táo bón bằng từ dân gian

1. Đu đủ

Từ xưa đến nay đu đủ là loại trái cây có tác dụng nhuận tràng phù hợp cho mọi đối tượng. Buổi sáng dùng 1 lát đu đủ và duy trì trong 3-4 ngày sẽ giúp bạn dần tạm biệt táo bón. Cũng có thể dùn đu đủ để nấu canh, cách chế biến này cũng giúp bạn hấp thu thêm một lượng nước đáng kể.

2. Nước

Dù tình trạng táo bón nặng hay nhẹ, nước vẫn là điều đầu tiên cần nhớ tới. Nếu táo bón nhẹ, chỉ cần tăng lượng nước uống hàng ngày cũng sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Đồng thời, nước giúp phát huy tối đa tác dụng của chất xơ. Nên uống nước nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.

3. Lá mồng tơi

Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả tốt hơn thì sau khi uống 2 giờ nên ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng như rượu, ớt, hạt tiêu…

4. Củ cải

Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

5. Đậu bắp

Với hàm lượng chất xơ cao, quá trình tiêu hóa của bạn cũng diễn ra thuận lợi hơn, bạn dễ dàng đi tiêu thường xuyên mà không bị táo bón. Điều này không chỉ giúp giữ cho trọng lượng của bạn ổn định mà còn làm cho bạn khỏe mạnh hơn.

6. Rau má

Rau má có tính mát, dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài ngày.

Với những phương pháp chữa táo bón bằng các bài thuốc dân gian trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chữa táo bón ngay tại nhà vừa an toàn mà lại hiệu quả.

Nguồn: Thuốc Đông Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *