Theo đông y, các hoạt động của đại tràng đều liên quan đến phế, nếu phế đoản hơi thì đại tràng sẽ táo bón và ngược lại. Hiện nay viêm đại tràng có hai dạng là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính
- Một số bài thuốc điều trị viêm đại tràng bằng thuốc đông y
- Bài thuốc Đông Y chữa viêm đại tràng bằng lá mơ
- Trị dứt điểm triệu chứng chóng mặt bằng bài thuốc trong Đông Y
Y sĩ YHCT hướng dẫn điều trị viêm đại tràng bằng đông y
Hai dạng viêm đại tràng có những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh như thế nào?
Viêm đại tràng cấp tính:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm đại tràng cấp tính là do người bệnh ăn phải các loại thực phẩm ôi, thiu, thức ăn không hợp vệ sinh, có chứa chất bảo vệ thực vật gây nhiễm độc, thức ăn khó tiêu hoặc do bị bệnh kiết lỵ hoặc do hiện tượng giun sán làm rối loạn chức năng tiêu hóa.
Biểu hiện của viêm đại tràng cấp tính: Bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng, thường là hiện tượng đau bụng xuất hiện ở một phần hoặc cả phần bụng chứa đại tràng, đi ngoài phân lỏng, trong một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ.
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết: Nếu biểu hiện là liên tục muốn đi ngoài, lúc nào trực tràng cũng có cảm giác căng đầy nên muốn đi ngoài ngay, phân lỏng có lẫn chất nhầy, đôi khi là lẫn máu. Một ngày có thể đi đến 10 – 20 lần. Đây là biểu hiện của viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma.
Nếu người bệnh đi ngoài khoảng 3 – 6 lần trong ngày, đi ngoài phân lỏng, mùi thối thì đó là biểu hiện của viêm đại tràng phải và mang tràng
Biểu hiện của hiện tượng co thắt đại tràng: Khi bị viêm đại tràng bệnh nhân thường xuất hiện các cơn đau và khi đó sờ vào bụng thấy cứng bụng, đại tràng nổi lên thành cục từng đoạn cứng, khi sờ và ấn mạnh thì cục cứng sẽ tan dần. Nếu bị viêm đại tràng vùng thấp thì trong cơn co thắt đại tràng bệnh nhân sẽ đi ngoài do phân được đẩy ra ngoài khiến cho bệnh nhân có cảm giác muốn đi ngoài. Nếu phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Viêm đại tràng mãn tính:
Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính: Các bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị đúng cách và kịp thời khiến cho bệnh tái phát nhiều lần dẫn đến viêm đại tràng mãn tính.
Những người bị nhiễm khuẩn đường ruột như khuẩn lỵ amips, nhiễm trùng coli đây là các trực khuẩn có sẵn trong cơ quan tiêu hóa, khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh. Hoặc trường hợp bệnh nhân bị nhiễm độc do ure máu tăng cao hoặc do nhiễm thủy ngân, do ký sinh trùng giun sán hoặc do táo bón lâu ngày, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật đều có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính.
Biểu hiện viêm đại tràng mãn tính: Miệng cảm thấy đắng chát, ăn uống kém, thường có cảm giác buồn đi ngoài sau khi ăn, đau bụng, đầy hơi. Bệnh nhân có thể có cảm giác đau bụng, có thể thấy đau toàn bộ phần đại tràng hoặc đau một phần. Đi ngoài không ổn định, lúc đi phân táo lúc đi phân lỏng. Đại tràng bị co thắt khiến cho bệnh nhân bị đau quặn từng cơn.
- Nếu bệnh nhân cảm thấy nặng bụng, đầy hơi là biểu hiện của viêm đại tràng ngang.
- Nếu biểu hiệu là đi ngoài nhiều lần, sờ vào phần bụng đại tràng thấy đau thì đó là viêm đại tràng sigma.
- Nếu liên tục muốn đi ngoài nhưng khi đi ngoài thì cảm thấy đau, và có cảm giác nóng rát ở hậu môn thì đó là biểu hiện viêm trực tràng.
Viêm đại tràng mãn tính cần phải điều trị lâu dài mới có kết quả đồng thời người bệnh phải thay đổi chế độ ăn cho hợp lý. Nên ăn thức ăn nóng sốt, không nên ăn thức ăn để qua đêm, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, đồ rán. Nên ăn nhiều rau xanh đặc biệt đối với những người bị táo bón, có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối. Nếu bị đi ngoài phân lỏng thì nên kiêng sữa.
Theo đông y, viêm đại tràng được cho là do hai nguyên nhân: Một là do tỳ hư, khí trệ, hai là do táo kết co thắt.
Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền năm 2019
Đối với mỗi thể bệnh đều có các bài thuốc điều trị khác nhau
Đối với thể tỳ hư khí trệ:
Khi bị viêm đại tràng do tỳ hư, khí trệ bệnh nhân thường có các biểu hiệu như: Đầy bụng, nóng ruột, bụng sôi, đau bụng, cảm giác đau bụng thường tăng về đêm và gần sáng. Tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, bụng luốn cảm giác óc ách khó chịu, có thể cảm thấy đau vùng thượng vị từng cơn, nếu đi ngoài được sẽ có cảm giác dễ chịu. Khi có các biểu hiện trên thì có thể sử dụng bài thuốc sau để điều trị:
- Bài thuốc 1: 16gr đẳng sâm, 3gr đại táo, 12gr hoàng kỳ, 16gr bạch truật, 12gr phục thần, 12gr táo nhân, 6gr quế tiêm, 8gr mộc hương, 6gr trích thảo, 10gr đương quy, 6gr viễn chí, 4 lát gừng tươi nướng. Các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc sắc uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục đến khi các triệu chứng bệnh giảm.
- Bài thuốc 2: 16gr đẳng sâm, 3 quả đại táo, 12gr hoàng kỳ, 16gr bạch truật, 12gr xuyên quy, 12gr táo nhân, 6gr trần bì, 12gr hoàng tinh.. 16gr sinh địa, 6gr cam thảo, 6gr viễn chí, 16gr mạch môn. Tất cả làm thành một thang thuốc, sắc uống mõi ngày một thang.
Biểu hiện của thể táo kết co thắt: Tình trạng này có thể là do người bệnh ít vận động, ngồi nhiều, thường xuyên lo lắng, đau buồn. Người bệnh thường cảm thấy ăn không tiêu , đầy hơi, chướng bụng, bụng đau từng cơn ở vùng hạ vị, mệt mỏi, ăn ngủ kém, đi ngoài táo kéo dài, hoặc có thể lúc đầu táo sau đó nhão đôi khi còn kèm theo dịch nhầy trong phân. Khi đó có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: 16gr đẳng sâm, 16gr lá mơ lông, 12gr hoàng kỳ, 8gr chỉ xác, 16gr sinh địa, 16gr rau má, 4gr đại hoàng, 12gr ngải tượng, 6gr trần bì, 12gr toan táo nhân, 6gr viễn chí, táo 3 quả. Tất cả làm thành một thang thuốc sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục trong 10 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ giảm.
- Bài thuốc 2: 16gr đẳng sâm, đại táo 3 quả, 12gr hoàng kỳ, 12gr bạch truật, 12gr xuyên quy, 12gr táo nhân, 6gr trần bì, 12gr hoàng tinh, 16gr sinh địa, 6gr cam thảo, 6gr viễn chí, 16gr mạch môn. Tất cả làm thành một thang thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống khoảng 10 ngày liên tục bệnh sẽ thuyên giảm.
Nguồn: Thuốc Đông y