- Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
- Bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả
Bệnh hen suyễn theo Đông Y có nguyên nhân từ đâu?
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn để xác định được bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn phù hợp nhất với từng người bệnh, các thầy thuốc thường phải xác định rõ thể bệnh và chứng bệnh, từ đó đưa ra cách phối hợp nguyên liệu thuốc đúng đắn.
Trong Đông Y, hen suyễn gây ra do 3 tạng chính là tạng Tỳ, tạng Phế và tạng Thận. Khi chức năng của 3 tạng suy yếu, hoạt động chuyển hoá khí và thuỷ dịch không điều hoà có thể dẫn đến tình trạng hen. Vì vậy, cũng có 3 dạng bệnh hen suyễn theo Đông Y như sau:
- Hen suyễn do tạng Phế: Phế có chức năng chủ xuất nhập khí. Vì vậy, các rối loạn ở tạng Phế sẽ gây khó thở với triệu chứng điển hình là thở gấp, dễ hụt hơi, các cơn khó thở bùng phát mạnh khi gặp tác nhân như bụi, gió, trời ẩm lạnh, mệt mỏi và căng thẳng…
- Hen suyễn do tạng Tỳ: Tỳ có chức năng vận hóa và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Khi bạn thường xuyên phải suy nghĩ, căng thẳng, lo lắng, công năng vận hoá thuỷ dịch của tỳ sẽ bị rối loạn, dễ sinh đờm. Đờm này dừng tại tạng Phế gây tắc nghẽn đường hô hấp.
- Hen suyễn do tạng Thận: tạng thận có chức năng chủ nạp khí, khi công năng rối loạn, cơ thể từ lúc mới sinh sẽ ốm yếu. Điều này làm thận không thể nạp khí và khí trào ngược lên đường hô hấp, gây khó thở.
Trong quan điểm của Đông Y, việc trị bệnh phải trị tận gốc. Khi áp dụng các phương pháp Đông Y chữa hen suyễn, bệnh nhân sẽ nhận được các ưu điểm so với Tây Y như:
- Loại bỏ tận gốc bệnh.
- An toàn, hiệu quả kéo dài, ít nguy cơ tái phát và gần như không có tác dụng phụ.
- Các bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn cũng sẽ giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe bền vững.
Theo các thầy thuốc Đông Y, hen không phải vấn đề của đường hô hấp riêng biệt, mà còn là vấn đề của toàn cơ thể với triệu chứng tập trung ở đường hô hấp. Với mục đích loại bỏ toàn diện, cân bằng hoạt động của các hệ cơ quan và tăng sức đề kháng, nguyên tắc chữa hen suyễn bằng Đông Y tập trung “Bổ chính, khu tà”. Trong sách Nội Kinh cũng chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”.
Chính vì vậy, việc cắt cơn hen là trước tiên, sau đó tiếp tục “Bổ chính” để giúp cơ thể khỏe hơn, tránh sự tái phát bệnh do tác nhân môi trường.
Tổng hợp bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn
Bài thuốc hen suyễn Đông Y sẽ chia thành hai nhóm chính cho hen và suyễn.
Đối với chứng hen:
- Hen hàn: thường do nhiễm gió lạnh hoặc chất lạ khi ăn uống, thường có biểu hiện thở khò khè, tức ngực, đờm ít. Để điều trị, Đông Y sử dụng các nguyên liệu gồm tô tử, bán hạ chế, đương quy, hậu phác, tiền hồ, nhục quế, trần bì, cam thảo.
- Hen nhiệt: do tích nhiệt trong cơ thể, biểu hiện là thở khò khè, tức ngực, bứt rứt khó chịu, đờm vàng. Bài thuốc hen suyễn theo Đông Y trong trường hợp này thường gồm nhiều vị thuốc như bạch quả nhân, hoàng cầm, tang bạch bì, hạnh nhân, tô tử, ma hoàng, bán hạ, khoản đông hoa, cam thảo.
Đối với chứng suyễn:
- Suyễn thực: phong hàn uất từ trong phế, khiến khí nghịch lên trên gây ra triệu chứng thở gấp, thở rít, há miệng khi thở, người mệt mỏi, đờm trắng. Để điều trị hen suyễn bằng Đông Y, trong trường hợp này, nên dùng ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo sắc với nước. Đồng thời, áp dụng thêm châm cứu và châm tả các huyệt định suyễn, phong long, túc tam lý, thiên đột.
- Suyễn hư: cơn suyễn thường xuyên nhưng thời gian ngắn, hụt hơi, người mệt mỏi, thường dùng châm cứu.
Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết điều trị hen suyễn bằng Đông Y cho đến nay vẫn đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần được các thầy thuốc Đông Y chẩn bệnh, xem triệu chứng và kê đơn chính xác.