Tác dụng của đại hồi với sức khỏe của con người

Đại hồi thường được dùng làm gia vị, làm hương hoặc dùng trong kĩ nghệ… nhưng rất ít người biết rằng đây còn là một vị thuốc Đông y nổi tiếng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Đặc điểm của cây đại hồi

Đặc điểm của cây đại hồi

Đặc điểm của cây đại hồi

Cây đại hồi là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có tên khoa học là Illicium verum Hook.f., Họ Hồi – Illiciaceae. Bên ngoài, thân cây cao từ 6-10m, cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc sole nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ 4-6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục mép nguyên có lượn sóng hoặc không. Lá rất dễ rụng khỏi cành nếu cắt cành rời khỏi cây. Hoa có thể có nhiều màu: Trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. Noãn đa số là 8 có khi 9-10. Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và toả tròn thành hình sao. Trong mỗi đại có chứa 1 hạt màu nâu bóng. Thường thì có từ 2-6 đại bị lép, có những cây cho quả đến 10 đại, to đều ít bị lép. Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu thẫm.

Hồi được coi là một đặc sản của tỉnh Lạng Sơn, được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trừ Hữu Lũng và Nam Chi Lăng. Ngoài ra còn được trồng ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Thái (vùng giáp với Lạng Sơn). Năm 1999, toàn Lạng Sơn trồng 17000 ha hồi, thu hoạch 15000 tấn quả tươi. Ngoài ra, hồi còn được trồng ở Trung Quốc. Bộ phận được sùng của đại hồi là quả. Nhiều tế bào mô cứng hình dạng khác nhau của vỏ quả giữa, vỏ quả trong và vỏ hạt. Thể cứng của cuống quả. Nhiều tế bào chứa tinh dầu. Quả được phơi khô đến độ ẩm 12-13%.

Tinh dầu – Oleum Anisi stellate. Tinh dầu được cất từ quả tươi vừa mới thu hái với hiệu suất 3-3,5%. Tinh dầu hồi Lạng Sơn được thị trường quốc tế xếp vào loại I. Hằng năm nơi này cũng cung cấp 2/10 sản lượng toàn thế giới.

Công dụng của đại hồi đối với sức khỏe

Công dụng của đại hồi đối với sức khỏe

Công dụng của đại hồi đối với sức khỏe

Vì đại hồi có rất nhiều các thành phần hóa học và tính dược liệu cao nên được điều chế thành nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh, mặt khác chúng còn có tác dụng giúp tiêu hoá, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột, dùng để chữa ỉa chảy, nôn mửa, ăn không tiêu, bụng đầy. Còn trong Đông y, đại hồi có vị cay, ôn, tác dụng vào kinh can, thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung khứ hàn.  Dùng ngoài hồi có tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân. Tinh dầu hồi có tác dụng tương tự như dược liệu, thường được phối hợp trong nhiều thuốc khác. Ngoài ra tinh dầu còn được chế rượu mùi, dùng tổng hợp các hormon.

Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng bệnh nhân nên sử dụng khi có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *