Ngạt mũi xảy ra khi các mô mềm bên trong mũi bị viêm. Viêm mũi có thể xảy ra do dị ứng, tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn. Để giảm ngạt mũi, bạn có thể sử dụng 5 loại tinh dầu dưới đây.
- Chuyên gia Điều dưỡng cho biết 13 thực phẩm bổ sung kali cho cơ thể
- Lợi ích không ngờ cho sức khỏe của quả anh đào mà bạn chưa biết
- Mọi người đã biết đến công dụng chữa bệnh từ mướp đắng chưa?
Những tinh dầu giúp giảm ngạt mũi hiệu quả như thế nào?
Nguyên nhân gây nên tình trạng ngạt mũi là gì?
- Cảm lạnh kéo dài;
- Kích ứng do khói thuốc lá, bụi hoặc mùi sơn;
- Dị ứng với một chất nào đó đã tiếp xúc, chẳng hạn như lông thú hoặc bụi nhà.
Một số tinh dầu rất tốt cho tình trạng ngạt mũi
- Sử dụng tinh dầu khuynh diệp:
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tinh dầu này sẽ giúp giảm viêm trong đường thở của bạn và làm loãng chất nhầy trong mũi. Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính chống oxy hóa nên cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tinh dầu oải hương có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn, giải độc và giảm đau nên nó giúp cải thiện các triệu chứng ngạt mũi do cảm lạnh, cúm và ho hiệu quả. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy tích tụ trong phổi và đường thở.
- Dùng tinh dầu xạ hương:
Tinh dầu xạ hương có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa nên nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hô hấp của bạn. Loại tinh dầu này cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh như ho, đau họng và ngạt mũi.
Thông báo tuyển sinh Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền năm 2019
- Dùng tinh dầu bạc hà:
Tinh dầu bạc hà giúp làm thông thoáng đường thở hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nó mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến khi tình trạng ngạt mũi kết thúc. Bạn có thể trộn một vài giọt tinh dầu với nước ấm và hít ngửi khoảng 20 phút.
- Dùng tinh dầu oregano:
Tinh dầu oregano thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh và cúm. Loại tinh dầu này sở hữu một lượng lớn hợp chất carvacrol. Hợp chất này có khả năng tiêu diệt nhiều loại virus khác nhau và giảm bớt sự lây lan của vi khuẩn.
Theo Chuyên gia sức khỏe tại Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng ngạt mũi không cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị.
Nguồn: Thuốc đông y