Mùa hè nóng nực nên sử dụng những món ăn giải nhiệt theo cách của Đông y

Trong Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc có tác dụng giải nhiệt, sinh tân. Vì thế để điều hòa cơ thể trong những ngày nắng nóng bạn nên sử dụng thường xuyên cho chính gia đình mình.

Nước chè rất tốt và có tác dụng lớn để giải nhiệt mùa hè

Trà xanh

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Trà xanh là loại dồ uống vô cùng dân giã và quen thuộc với mọi gia đình. Theo Đông y, trà xanh có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào bốn kinh tâm, phế, tỳ, vị. Có tác dụng lớn trong việc thanh nhiệt giáng hỏa, tiêu thực, gây hưng phấn trong khi lao động.

Do đó bạn có thể sử dụng trà xanh tươi để nấu nước hoặc uồng hàng ngày là cách đơn giản nhất.

Dừa

Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur phân tích thì trong dừa chưa protein toàn phần,  lipid, glucid, celulose, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin C. Cùi dừa già chứa protein toàn phần, lipid, glucid, celulose; vitamin B1, vitamin B¬2, vitamin PP, vitamin C, acid béo. Nước dừa chứa protein, lipid, chất vô cơ, cacbonhydrat, Ca, P, Fe, nhiều acid amin và vitamin nhóm B.

Đông y chỉ ra dừa có dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình, vào tỳ, thận và vị. Tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn thổ mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc…

Sắn dây

Đông y gọi cát căn, sinh cát căn.Bộ phận dùng là rễ, thường gọi là củ, củ to nhỏ khác nhau, vỏ bên ngoài có màu nâu tía, trong có màu trắng vàng nhạt, nhiều bột, ít xơ là loại tốt. Sắn dây có vị ngọt, tính bình, vào kinh vị và bàng quang.

Không chỉ làm mát cơ thể, hạ nhiệt một cách nhanh chóng mà sắn dây còn giúp cơ thể không bị nóng trong, tránh táo bón, mụn nhọt, đi lỵ ra máu do đại trường nhiệt, chứng sởi đậu mới phát bệnh nhân sốt cao.

Đậu xanh được dùng làm cháo hoặc nấu chè ăn rất mát

Đậu xanh

Cách đơn giản nhất sử dụng đậu xanh cho mùa hè giải nhiệt chính là ngày dùng 100g đun với 2 lít nước cho nhừ chia đều uống 3-4 lần vào buổi trưa và buổi chiều trong ngày. Nếu có điều kiện có thể cho thêm 50ml mật mía có tác dụng điều hòa bồi bổ tỳ vị.

Đậu đen

Theo y học cổ truyền, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng một vài món ăn bài thuốc từ đông Y sau:

  • Canh củ sắn, đậu đỏ: Củ sắn 1 củ, lột vỏ, cắt nhỏ thành những hạt lựu. Đậu đỏ 50g. Cho đậu đỏ vào nồi nước xương, hầm mềm. Tiếp theo cho củ sắn. Nấu thêm 5 phút rồi cho thêm rau thơm, gia vị. Tránh những gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt…
  • Cháo vỏ dưa hấu, gạo tẻ: Vỏ dưa hấu 250g, gọt bỏ đi lớp vỏ màu xanh bên ngoài, cắt thành những hạt lựu. Gạo 50g. Cho gạo vào nồi nước, nấu cho đến khi gạo nở bung ra. Tiếp theo cho vỏ dưa hấu vào. Nấu thêm 5 – phút nữa. Cho thêm bột nêm, hành ngò là có thể dùng được.
  • Ngó sen: Ngó sen tươi 150g. Ép lấy nước uống. Tác dụng tốt trong trường hợp chảy máu cam, giúp an thần, thanh nhiệt, giải độc.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn cho mùa hè này để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *