Khuyến cao thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

Khuyến cao thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược hay viêm loét dạ dày đêu là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có dịch vị dạ dày mà trực tiếp chính là acid HCl. Cơ chế bài tiết HCl ở dạ dày là do tế bào viền đảm nhận và có chơ chế khá phức tạp.

Xem thêm

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

Ở giai đoạn cuối của cơ chế này phải có sự tham gia của enzym H+K+ ATPase ( còn gọi là bơm proton) nằm ở tế bảo viền. Quà trình bơm proton này giúp vận chuyển HCl đã được bài tiết trong lòng tế bào viền ra bên ngoài và đổ vào lòng dạ dày tạo nên dịch vị. Do đó để hạn chế tăng tiết dịch vị trong các bệnh nhân bị trào ngược, loét dạ dày tá tràng thì người ta thường dùng thuốc ức chế bơm proton.

Các loại thuốc này ức chế bơm proton bằng cách cùng với enzyme tạo nên phức hợp không còn hoạt tính vận chuyển ion H+, làm bất hoạt các enzyme và được gọi là thuốc ức chế bơm proton.
Các loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến nhất

Hiện nay trên thị trường đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi đó là.
Omeprazole

Omeprazole loại 20mg được bào chế dưới dạng viên nang vào năm 1979, có tác dụng ức chế đặc hiệu không hồi phục với bơm proton H+K+ ATPase của tế bào và có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự tiết acid ở giai đoạn cuối cùng. Thuốc có thể giảm được sự tiết acid lên đến 80% đối với liều 20mg mỗi ngày.

Với tác dụng ức chế tiết acid mạnh thì với liều lượng 20mg mỗi ngày thuốc có thể làm giảm ngay những triệu chứng ban đầu của trào ngược dạ dày thực quản sau hai tuần sử dụng. Tỷ lệ liền sẹo các vết loét trong viêm loét dạ dày sẽ đạt được từ 70%-80% và tăng lên 85% nếu sử dụng trong 4 tuần. Với liều dung cao hơn là 40mg mỗi ngày thì tỷ lệ liền các vết loét sẽ đạt cao hơn ở mức 90% và có hiệu quả cao trong việc làm liền sẹo các vết loét ngoan cố. Tuy nhiên các vết loét này có thể sẽ tái phái trở lại nếu như bệnh nhân dùng liều thuốc đơn độc.
Lansoprazole

Loại thuốc ở thế hệ thứ hai có tác dụng ức chế proton đó chính là lansoprazole hàm lượng 30mg. Sau 8 tuần sử dụng với liều dùng 30mg mỗi ngày thì tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày sẽ đạt được 89-92% và diệt Hp 21-43% còn đối với liền sẹo loét hành tá tràng khoảng 96% và diệt HP từ 5% đến 52%.
Pantoprazole

Tiếp nối lên thế hệ thứ 3 trong các loại thuốc ức chế bơm proton đó chính là Pantoprazole với hàm lượng 40mg. Đây là loại thuốc được đánh giá có khả năng dung nạp tốt, có tác dụng làm liền sẹo các vết loét tương đối nhanh và có ít tác dụng phụ. Theo thực tiễn cho thấy thì sau 2 tuần sử dụng với hàm lượng 40mg mỗi ngày, thuốc đã cho kết quả khá khả quan khi tỷ lệ liền sẹo các vết loét lên đến 89% và giảm tỷ lệ đau 89%. Với hàm lượng trên nếu bệnh nhân kiên trì sử dụng trong 4 tuần thì kết quả cho lên tỷ lệ liền sẹo 99% .
Rapeprazole

Với tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole từ 2-10 lần, loại thuốc có tác dụng ức chế bơm proton thứ tư ra đời đó chính là Rabeprazole với hàm lượng 20mg. Thuốc có tác dụng tương đối mạnh và nhanh chóng kiểm soát acid cho kết quả ngay trong ngày đầu sử dụng thuốc. Với hàm lượng 20mg mỗi ngày thì trong ngày đầu sử dụng kết quả có thế đạt được là tỷ lệ ức chế acid lên đến 88%. Với liều dùng này thì bệnh nhân nên dùng tròng 4-6 tuần để cho kết quả tốt nhất.
Esomeprazole

Loại thuốc thế hệ thứ 5 này được đánh giá cao nhờ trong công thức của chúng có đồng phân quang học S không bị chuyển hóa bởi men cytochrom P450 trong gan. Chúng có tác dụng ức chế acid kéo dài. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng 20mg hoặc 40mg. Liều dùng 20-40mg/ ngày , dùng trong 4-6 tuần .
Cẩn trọng khi dùng các loại thuốc ức chế bơm proton

Hiện nay, thuốc ức chế viêm proton là một thành phần cơ bản trong phác đồ điều trị trào ngược, viêm loét dạ dày, hàng tá tràng. Tuy nhiên các bác sĩ và bệnh nhân cũng cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc thuốc này.

Thực chất thuốc ức chế proton chưa phải là thuốc mà nó là ở dạng tiền thuốc, có nghĩa là khi được uống vào và hấp thụ vào máu hoặc đi đến nơi gặp các dược chất tác động mới nó mới được chuyển hóa thành thuốc khi đó mới có tác dụng. Vì vậy khi sử dụng cần phải chú ý một số vấn đề về cách dùng cũng như thời điểm uống để có thể phát duy tác dụng được tốt nhất.
Những lưu ý về cách dùng

Về cách sử dụng : Vì nó là tiền thuốc do đó nó sẽ không bền trong môi trường acid, vì vậy thuốc ức chế bơm poroton rất dễ tan ở ruột khi gặp phải acid ở đây. Chúng ta nên uống thuốc ức chế bơm proton nguyên viên, không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền nát trước khi uống để bảo về được dược chất có trong nó.

Về thời gian uống cần lưu ý: tế bào viền sẽ tiết ra acid trong bữa ăn do đó chúng ta nên uống thuốc ức chế bơm proton trước 30 phút để đưa đến tế bào viên khi nó tiết acid, các acid này sẽ biến các tiền thuốc thành thuốc và phát huy tác dụng.

Theo nghiên cứu thì thời gian bán thải của thuốc khoảng 1-2 giờ, nhưng do có sự gắn với bơm proton bằng liên kết nghịch thuận nên tác dụng ức chế tiết acid mạnh và kéo dài. Ngoài ra khi dùng chung với một số loại thuốc như seduxen, theophylin.. thì nó có thể gây tương tác do ức chế cytocrom P450 dẫn đến sự giảm chuyển hóa và đào thải ra ngoài.
Tác dụng không mong muốn và lời khuyến cáo từ FDA.

Tùy vào thể bệnh và mức độ bệnh mà thời gian sử dụng thuốc có thành phần ức chế bơm proton có thể kéo dài từ 6-8 tuần. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc này trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng gastrin máu và sau khi nhưng sử dụng thuốc vài tuần thì mức gastrin này sẽ về mức bình thường. Ngoài các tác dụng phụ thường thấy là tiêu chảy, táo bón, đau đầu thì vào ngày 25/5/2010 cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của hoa kỳ ( FDA) đã đưa ra lời cảnh báo, khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều cao hoặc kéo dài trên một năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay và cột sống. FDA cũng yêu cầu các hãng dược phẩm phải bổ sung nguy cơ này vào nhãn thuốc để cảnh báo với các bác sĩ và bệnh nhân.

FDA cũng đưa ra lời khuyên khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton nên cân nhắc giữa lợi ích đạt được và những nguy cơ, rủi ro khi sử dụng nó. Khi sử dụng có điều gì bất thường bệnh nhân nên gặp bác sĩ ngay .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *