Nhãn là một loại trái được trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng ngoài công dụng của một loại cây ăn quả thì nhãn còn được áp dụng vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hữu dụng.
- Phối hợp thuốc trong Đông Y như thế nào để phát huy tác dụng tốt?
- Các bài thuốc đông y từ cây rau bầu đất
- Cây sài đất: Vị thuốc “vàng” chữa được bách bệnh
Dùng Long nhãn chữa bệnh liệu bạn có biết?
Thông tin sơ lược về long nhãn
Nhãn được biết đến là loại cây ăn quả đồng thời cũng là một cây thuốc quý có tên khoa học là Euphoria longana Lamk. Cây cao từ 5m đến 7m. Lá thường mọc so le, kép, hình lông chim, gồm 5-9 lá chét, nguyên, hẹp, dày, cứng, dài 7cm -20 cm, rộng 2,5cm -5 cm. Ra hoa vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch hàng năm, màu vàng nhạt, mọc từng chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh rời nhau, 6-10 nhụy, bầu 2-3 ô. Quả hình tròn, màu vàng nâu, vỏ ngoài ráp, bên trong có cùi mọng nước ngọt (áo hạt), giữa có hạt đen bóng Trồng rải rác ở nước ta.
Phương pháp bào chế long nhãn
Chọn loại Nhãn lồng đã chín, cùi dày, ráo nước, đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40-50 độ đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra, bóc vỏ lấy cùi rồi sấy ở nhiệt độ 50-60 độ tới độ ẩm dưới 18 %, cầm không dính tay là được. Long nhãn đã chế biến rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nên đem chưng cách thủy độ 3 tiếng, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn thì giã nát với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nướcđặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.
Tác dụng dược lý của long nhãn
Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết long nhãn có một số tác dụng dược lý như: Tác dụng chống nấm: nước ngâm Long nhãn, trong ống nghiệm có tác dụng ức chế đối với nha bào của nấm; Tác dụng kháng phóng xạ: Long nhãn nhục hợp với Cáp giới (Mỗi 1 ml thuốc có Long nhãn nhục 1 g, Cáp giới 0,5 g), cho chuột uống theo liều 20 ml/kg, liên tục 10 ngày, thấy có tác dụng tăng sức đề kháng; Uống liều 15ml/kg liên tục 14 ngày huyết áp trở lại trạng thái bình thường; Uống 15 ml/kg liên tục 10 ngày, thấy chuột tươi tỉnh, khỏe mạnh; Uống 20 ml/kg liên tục 7 ngày thấy trọng lượng chuột tăng.
Long nhãn được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích
Thành phần hóa học có trong long nhãn
Trong Long nhãn có chưa một số thành phần hóa học như: Glucose, Adenine, Choline, Sucrose; Trong Long nhãn có: Glucoza, Protein, Sacaroza, Acid Tatric, Chất béo, Sinh tố A , B. Các men Amylaza, Peroxitdaza. Hạt nhãn có Saponin, Chất béo; Cùi nhãn tươi có: Nước 77,15 %, Chất béo 0,13 %, Tro 0,01 %, Protid 1,47 %, hợp chất có Nitrogen tan trong nước 20,55 %, Saccacrose 12,25 %, Vitamin A, B. Cùi nhãn khô có nước 0,85%, Chất tan trong nước 79,77 %, Chất không tan trong nước19,39%, Tro 3,36 %. Trong phần tan trong nước có Glucose 26,91 %, Sacarose 0,22 %, Acid tartric 1,26%, Chất có Nitrogen 6,309 %. Hạt nhãn chứa tinh bột, Saponin, Chất béo và Tanin. Lá chứa Quercetin, Quercetrin, Tanin.
Áp dụng long nhãn vào một số vị thuốc chữa bệnh
- Điều trị trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi trộm: Long nhãn 30g, hồng táo 15g. Sắc nước uống dùng hàng ngày hoặc ăn cả cái.
- Trị bổ tâm, an thần: Long nhãn 200g, liên nhục 200g, táo tàu 200g, táo nhân 200g, hoài sơn 200g, lá vông nem 150g, cam thảo 130g. Long nhãn, táo tàu và lá vông nem nấu thành dạng cao lỏng; liên nhục, hoài sơn và táo nhân sao giòn, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Trộn cao và bột, đánh cho đều, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống từ 20 – 40 viên, chia làm 2 lần.
- Trị mất ngủ: Long nhãn 9g, toan táo nhân 9g, khiếm thực 15g, sắc uống trước khi đi ngủ.
- Trị thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt mỏi: Long nhãn 16g, vị thuốc bắc đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia hai lần, uống khi còn ấm. Dùng khoảng 10 – 15 ngày.
- Trị kém ăn, ra mồ hôi trộm, mệt nhọc: Long nhãn 50g, cao ban long 40g. Sắc long nhãn cùng với nước. Thái nhỏ cao ban long rồi cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để có thể hòa tan. Để đến khi nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.
- Trị suy nhược cơ thể, thiếu máu: Long nhãn 15g, hạt sen 20g, hồng táo 15g, lạc nhân 15g, gạo nếp 50g. Tất cả các vị thuốc bắc trên cho vào nồi để nấu thành cháo ăn ngày 2 lần trong ngày vào buổi sáng và chiều tối. Dùng 10 đến 15 ngày.
- Trị giải nhiệt, an thần: Long nhãn và hạt sen, hai thứ lấy lượng bằng nhau. Hạt sen bóc lột vỏ bỏ tim, luộc chín. Long nhãn ngâm trong nước khoảng 10 phút cho đến khi nở mềm. Hòa nước luộc hạt sen cùng với nước lã cho đủ 1 lít nước, cho đường vào, đặt lên bếp nấu sôi cho đến khi đường tan, cho hạt sen và long nhãn vào cùng đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút là có thể dùng được.
- Chữa hồi hộp, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối: Long nhãn 15g, hạt dẻ khoảng 10 – 20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc sạch vỏ, đập vụn nấu với gạo đến khi thành cháo, khi cháo được thì cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn cho thêm đường.
- Bồi bổ sức khỏe sau bệnh nặng dài ngày: Long nhãn 20g, ba ba 1 con nhỏ, sơn dược 20g. Ba ba làm thật sạch, cho long nhãn, sơn dược và nước, thêm gia vị cần thiết hầm cách thủy ăn trong ngày. Tuần ăn 2 đến 3 lần.
Ngoài những công dụng trị bệnh trên, các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng khiến cáo các bạn đọc một vài kiêng kị như có đờm hỏa hoặc thấp ở Trung tiêu: không nên dùng; Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng long nhãn.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn