Đương quy: Một loại Dược liệu có tác dụng bổ máu

Đương quy là Dược liệu bổ máu hàng đầu trong Đông y, không chỉ có tác dụng dưỡng huyết mà còn hoạt huyết, chỉ huyết và còn mang nhiều lợi ích khác đến cho người dùng.

Đương quy: Một loại Dược liệu có tác dụng bổ máu

Đương quy: Một loại Dược liệu có tác dụng bổ máu

Đương quy là gì?

Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels. họ hoa tán Apiaceae, đây là một trong những loại cây thuốc đã được đông y sử dụng từ rất lâu đời. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được di thực vào nước ta từ thế kỷ trước.

Bên cạnh đó, những năm gần đây cũng có một cây đương quy Nhật Bản cùng họ cũng được di thực vào nước ta. Thường được trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ và có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển như Hà Giang, Lào Cai…hay gần đây là được trồng nhiều ở Đà Lạt.

Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 đôi lá chét; đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống; lá chét lại xẻ 1-2 lần nữa, mép có răng cưa; phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa nhỏ màu xanh trắng hợp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12-40 hoa. Qủa bế có rìa màu tím nhạt. Ra hoa vào tháng 7-8.

Theo thống kê của các tài liệu cho thấy trong tất cả bài thuốc Đông y thì vị thuốc đương quy được sử dụng nhiều nhất. Điều này chứng tỏ lợi ích của vị thuốc này trong công dụng bồi bổ sức khỏe là vô cùng lớn.

Hiện nay đương quy được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu chứng minh lợi ích của vị thuốc này đối với sức khỏe của con người. Đương quy cùng các vị thuốc khác được bào chế thành dạng thuốc nước, dạng thuốc viên, dạng thuốc cao… bán rộng rãi trên thị trường với công dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Công dụng và liều dùng đến từ cây đương quy

Đương quy được ứng dụng trên các bệnh lý về phụ nữ, xương khớp, tiêu hóa, tim mạch, mạch máu, hô hấp đạt hiệu quả cao mà không gây độc. Đương quy là rễ củ khô của hai loài đương quy: đương quy Trung Quốc (Angelica sinensis (Oliv.) Diels) và đương quy Nhật Bản (A. acutiloba Kit.).

Công dụng và liều dùng đến từ cây đương quy

Công dụng và liều dùng đến từ cây đương quy

Theo nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe cho biết, đương quy đã được sử dụng trong Y học cổ truyền cách đây hơn 2.000 năm. Từ thời nhà Minh, Lý, Trần đã viết “Đương quy điều hòa tuần hoàn máu, dùng làm thuốc chữa bệnh phụ nữ”. Đương quy được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác điều trị gần 40 bệnh khác nhau, trong đó nhiều bệnh là hậu quả của hội chứng nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, với tác dụng trên nội tiết sinh dục nữ, đương quy còn tham gia thành phần trong các loại mỹ phẩm dùng cho phụ nữ. Đối với tuần hoàn mạch máu, đương quy bổ huyết, hoạt huyết khử ứ, chỉ huyết có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt, chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch.

Được biết theo Đông y, đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Có tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là vị thuốc rất phổ thông trong Đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời cũng dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thống kinh; trước kỳ kinh 7 ngày thì uống. Ngày uống 6 – 15g dưới dạng thuốc sắc (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. Uống 7 – 14 ngày đương quy còn được sử dụng làm thuốc bổ huyết chữa thiếu máu, chân tay đau nhức và lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *