Cây mã đề có rất nhiều công dụng đối với đời sống sức khỏe của con người, không chỉ sử dụng trong nấu ăn, mà nó còn là một loại thảo dược tuyệt vời.
- Công dụng thần kì của cây bạch tật lê
- Dùng nấm linh chi sao cho đúng cách giúp tăng hấp thụ dược chất
- Công dụng chữa bệnh diệu kỳ của Atiso
Cây mã đề và những công dụng đối với con người
Cây mã đề là gì?
Cây mã đề là một loại cây mọc dại vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Ở nông thông bạn có thể thấy nó ở bất kì đâu trong vườn nhà, trên bãi cỏ hoang, ven đường. Cây mã đề vừa là rau thực phẩm, vừa là loại thảo dược chữa bệnh có nguồn gốc tự nhiên. Cây mã đền có tên khoa học là Plantago L là một chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loại là cây thân thảo, mặc dù có một số loài là dạng cây bụi nhỏ cao khoảng 60cm.
Tác dụng của cây mã đề
Theo Vị Thuốc Đông Y mã đề có rất nhiều tác dụng hay, trong dân gian không phải ai cũng biết sử dụng loại thảo dược này. Mã đề có vị ngọt, tính hàn, có công dụng khử nhiệt thông mồ hôi, làm sáng mắt, tiểu tắc nghẽn, làm sạch phong nhiệt tại phổi, làm mát gan, trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, khiến cường âm tích tinh, lợi tiểu tiện mà không chạy khí.
Tên gọi của những bộ phận trên cây mã đề khi chế biến làm thuốc :
- Xa tiền tử là tên của hạt cây mã đề khi sấy hoặc phơi khô
- Xa tiền thảo là tên của cả cây mã đề bỏ rễ khi sấy hoặc phơi khô
- Ngoài ra lá của cây mã đề cũng có thể sấy và phơi khô để làm thuốc
Cây mã đề có tác dụng chữa một số bệnh như:
- Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ
Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ – nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.
- Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già
Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.
- Chữa viêm cầu thận mạn tính
Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa sỏi niệu
Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm bàng quang cấp tính
Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa tiểu tiện ra máu
Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng – có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.
- Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy
Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.
- Chữa chứng sốt xuất huyết
Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.
Ngoài ra chuyên trang tin tức Bài thuốc Đông Y còn cho biết tác dụng của cây mã đề còn được thể hiện ở việc giúp chị em giải quyết những khó chịu liên quan đền kỳ kinh nguyệt, giải quyết các vấn đề về da mặt hay mã đề cũng có tác dụng chữa bệnh viêm khớp, điều trị ngộ độc thủy ngân. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe khi thấu hiểu được tác dụng của cây mã đề nhé.
Việt Nong – thuocdongy.edu.vn