Đông y gọi hôi miệng là cam miệng, bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó phổ biến là trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng.
- Học đông y chữa bệnh viêm mũi vô cùng đơn giản
- Lá dâu dùng làm các bài thuốc như thế nào?
- Điều trị viêm vùng kín theo các bài thuốc đông y
Những bài thuốc đông y trị chứng hôi miệng
Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, trẻ em thường có biểu hiện lở loét môi miệng, miệng hôi, kèm theo chảy nước dãi nước mũi chảy nhiều, chân răng chảy máu sau khi ăn, đánh răng, xỉa răng. Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, trở thành màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Trẻ chậm phát triển, ăn uống kém, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng, người mệt mỏi, da khô ráp, mạch tế sác. Với tình trạng này đông y thường sử dụng bài thuốc uống và bôi.
Bài thuốc uống trị hôi miệng
Bài thuốc đông y trị chứng hôi miệng như sau:
- Bài 1 – Cam lộ ẩm: cam thảo 4g, tỳ bà diệp 5g, chỉ xác 5g, thiên môn đông 6g, mạch môn 6g, sinh địa 6g, thục địa 6g, nhân trần 6g, thạch hộc 6g, hoàng cầm 6g. Sắc uống trong ngày.
- Bài 2: ý dĩ 70g, hoài sơn 100g, hạt sen 100g, đậu ván trắng 100g, mạch nha 70g, gạo nếp 200g, sơn tra 70g, sử quân tử 30g, thần khúc 30g, đường trắng vừa đủ làm viên. Các vị sao vàng tán bột mịn; đường trắng hòa ít nước và cô lại thành châu, làm viên bằng hạt đậu xanh; sấy khô, đóng lọ kín. Trẻ em 1-3 tuổi, mỗi lần uống 10-20 viên; từ 3-7 tuổi, mỗi lần 20-40 viên; từ 7-12 tuổi, mỗi lần uống 40-50 viên. Ngày uống 2 lần, uống với nước ấm. Trị các chứng cam tích, trẻ ăn uống kém, gầy còm, giun sán, đại tiện phân sống.
- Bài 3: ý dĩ 80g, cúc hoa 40g, cốc tinh thảo 12g, hồ tiêu 8g, sử quân tử 40g, uy linh tiên 20g, dạ minh sa 8g. Sử quân tử ngâm nước nóng, bóc hết màng, bỏ hai đầu nhọn; cốc tinh thảo bỏ cuộng. Các vị sao vàng, tán bột mịn; đóng gói 4g, dán kín. Trẻ em 1-2 tuổi, mỗi lần 1/2 gói; 2-5 tuổi, mỗi lần uống 1- ,5 gói; 5-10 tuổi, mỗi lần 2 gói. Ngày uống 2-3 lần. Trị trẻ em bụng to, hôi miệng, thối răng, toét mắt. Lưu ý kiêng các chất cay nóng.
Hôi miệng có thể gặp ở mọi đối tượng
Thuốc bôi hôi miệng tại chỗ
Để phòng bệnh viêm lợi, miệng hôi cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng nước muối và ngậm thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi răng đau, chân răng sưng đau cần kiểm tra và chữa trị sớm. Ăn thức ăn mềm dễ nhai, không ăn thức ăn cay nóng.
- Bài 1 – Thuốc trị nha cam: đồng thanh 4g, bằng sa 4g, xuyên tiêu 10g. Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch, xát thuốc vào chân răng.
- Bài 2 – Thuốc cam xanh: thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến. Mỗi lần dùng 0,05g – 0,1g. Súc miệng sạch, dùng tăm bông chấm thuốc vào chân răng và lợi; giữ thuốc tại chỗ đau càng lâu càng tốt (bôi thuốc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ). Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: lấy bột thuốc bằng nửa hạt gạo, thêm 1 giọt mật ong, dùng ngón tay nghiền trộn đều, bôi lên lợi (cam miệng) hoặc lên lưỡi (bị tưa lưỡi); ngày 1 lần. Thuốc có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Bài 3: thanh đại 2g, hùng hoàng 2g, băng phiến 2g, bạch phàn 4g, bằng sa 4g, lô hội 4g. Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch, chấm thuốc vào chân răng và lợi.
Gia nhập group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để có thêm nhiều thông tin về thuốc.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn