Hoàng cầm là 1 vị thuốc có nhiều công dụng trong điều trị bệnh cũng như tốt cho sức khỏe. Để có cái nhìn rõ hơn về vị thuốc đông y này, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây nhé.
Những điều cần biết về dược liệu Hoàng cầm
Theo giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Tạ Minh Tâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, vị thuốc hoàng cầm là cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chuỳ, mặt ngoài màu vàng sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng.
Trong rễ hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: scutelarin (haywoogonin), baicalin, baicalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, II, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.
Tính vị
Vị đắng, tính hàn, không có độc.
Quy kinh
Vào các kinh Đại trường, Tâm, Phế, Đởm, Bàng quang…
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh có sử dụng dược liệu hoàng cầm
1.Trị đau bụng, kiết lỵ kèm miệng đắng
Chuẩn bị: 12g hoàng cầm, 8g cam thảo, 8g thược dược, 3 trái đại táo.
Thực hiện: Cho hết vị thuốc vào ấm sắc cùng 1 lít nước trong 20 phút. Chia làm nhiều lần, uống khi thuốc còn ấm. Dùng với liều lượng 1 thang/ngày.
2.Chữa phong nhiệt có đàm hay đau ở đầu lông mày
Chuẩn bị: Hoàng cầm và bạch chỉ với liều lượng bằng nhau.
Thực hiện: Đem tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần chỉ dùng đúng 8g và uống chung với nước trà ấm.
Chữa nôn ra máu, chảy máu cam
Chuẩn bị: 40g hoàng cầm.
Thực hiện: Dược liệu đem bỏ phần ruột đen và tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 12g đem sắc với 1 chén nước đến khi còn lại 6 phân. Uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm nóng.
3.Chữa nóng gan gây mờ mắt
Chuẩn bị: 40g hoàng cầm cùng với 120g đạm đậu vị.
Thực hiện: Mỗi lần lấy ra 12g đem bọc trong gan lợn và chưng cho chín. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này người bệnh cần kiêng rượu và miến.
4.Trị rong kinh kèm nôn ra máu và chảy máu cam
Chuẩn bị: 120g hoàng cầm.
Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm sắc chung với 3 thăng nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn 1,5 thang thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống, dùng liều 1 thang/ngày.
5.Chữa sau sinh huyết ra nhiều
Chuẩn bị: Hoàng cầm và mạch môn đông với liều lượng bằng nhau.
Thực hiện: Đem sắc với nước để uống như nước lọc hằng ngày. Nên dùng khi thuốc còn ấm nóng.
Chữa đơn độc, hỏa độc
Chuẩn bị: Hoàng cầm với lượng tùy ý.
Thực hiện: Đem dược liệu đi tán bột rồi trộn đều với nước. Sau đó dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp.
6.Chữa phế nhiệt sinh ho
Chuẩn bị: 12g hoàng cầm, 12g liên kiều, 12g chi tử, 8g hạnh nhân, 4g cát cánh, 4g bạc hà, 8g đại hoàng, 8g chỉ xác, 4g cam thảo.
Thực hiện: Các nguyên liệu đem cho vào ấm sắc lấy nước uống. Dùng với liều lượng 1thang/ngày.
Trị đau bụng do nhiệt lỵ
Chuẩn bị: 12g hoàng cầm, 12g thược dược, 6g hậu phác, 3,2g mộc hương, 4g hoàng liên, 6g quảng trần bì.
Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc chung với nước và dùng khi còn ấm. Liều lượng 1 thang/ngày.
7.Chữa khi phong tán hàn
Chuẩn bị: 8g hoàng cầm, 8g khương hoạt, 8g độc hoạt, 8g tần giao, 8g bạch chỉ, 12g ngưu tất, 8g đương quy, 12g thục địa, 12g đảng sâm, 8g xuyên khung, 0,8g bạch thược, 8g phục linh, 6g cam thảo, 12g bạch truật.
Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc chung với 600ml nước đến khi còn phân nửa. Uống trực tiếp khi thuốc còn ấm. Sử dụng với liều lượng 1 thang/ngày.
8.Trị tán nhiệt, giải biểu
Cần chuẩn bị 4g hoàng cầm, 4g khương hoạt, 8g cát căn, 4g sài hồ, 4g bạch truật, 4g thược dược, 8g thạch cao, 2g cam thảo, 2g cát cánh, 2 quả đại táo, 3 lát gừng tươi. Sắc với nước uống 1 thang/ngày. Giúp trị cảm mạo, hơi rét nhưng sốt cao, chi mỏi, nhức đầu, nhức mắt khô mũi, không ngủ được…
Những lưu ý khi sử dụng hoàng cầm chữa bệnh
Trong trang thuocdongy.edu.vn có viết: Đối với một số trường hợp sau, cần tránh sử dụng dược liệu hoàng cầm:
Không dùng khi bị tiêu chảy do hàn, hạ tiêu có hàn hay phế có hư nhiệt.
Không sử dụng đồng thời với hành sống, mẫu đơn, đơn sa, lê lô.
Không dùng cho phụ nữ thai hàn hay tỳ vị hư hàn nhưng không có thực hỏa, thấp nhiệt.
Trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh, tốt nhất nên tham vấn thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.