Tỏa dương vị thuốc bổ dương quý trong Đông Y
Tỏa Dương vị thuốc quý trong Đông Y, trong Y học cổ truyền tỏa dương được sử dụng để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu.
- Ngưu hoàng vị thuốc Đông Y chữa bệnh
- Củ tam thất – Vị thuốc Đông Y tốt cho người bị thiếu máu
- Vị thuốc Đông y Ba kích có công dụng thế nào?
Tỏa dương vị thuốc bổ dương quý trong Đông Y
Tỏa dương là gì?
Tỏa dương hay còn có tên gọi khác đó là cu chó vì nó có hình thù giống như dương vật của chó. Tỏa dương được mô tả trông giống như cây nấm màu đỏ, nâu sẫm. Hoa màu tím mùi hôi. Vi thuốc có ở Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái và Lao Cai.
Bài thốc Đông Y bổ thận tráng dương từ vị thuốc tỏa dương
Theo Đông Y thì toả dương dùng để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Đặc biệt tỏa dương được sử dụng chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn.
Bài thuốc bổ thận dương, chữa liệt dương: Sử dụng cu của con chó kết hợp với tỏa dương (cẩu pín với toả dương) xào hoặc nấu canh để ăn. Có thể thay dương vật chó bằng dương vật dê, bò, tinh hoàn gà..v.v…
Món ăn bài thuốc tráng dương: Toả dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm có tác dụng tráng dương.
Bài thuốc bổ thận dương, ích tinh huyết: Hai quả thận bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột toả dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi…
Rượu toả dương: Khai vị, cường tráng: củ toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1 toả dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Hoặc toả dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tuần.
Bài thuốc trị thận, tâm, tỳ đều hư gây tảo tiết: Gà trống choai 1 con, toả dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thuỷ cho chín chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.
Bài thuốc chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả: Nấu toả dương với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.
Bài thuốc trị tư thận khí hư, tảo tiết, liệt dương, ra nhiều khí hư: Toả dương dùng 5g, đảng sâm 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử dùng 2g, hồng trà dùng 3g. Cho vào phích nước sôi hãm 10 đến15phút.
Bài thuốc trị thận hư, di tinh, di niệu, liệt dương, khí hư ra nhiều: Toả dương dùng 5g, long cốt dùng 3g, nhục thung dung 3g, tang phiêu tiêu 3g, phục linh lấy 3g, hồng trà 3g. Hãm trong phích nước sôi 10 đến15phút.
Bài thuốc tráng dương bổ thận: Lộc nhung sử dụng 10g (thái lát); câu kỷ lấy 30g, toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu ngon 40 độ trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì sử dụng được.
Ôn dương nhuận tràng: Chữa dương hư táo bón người già.
Bài 1: Toả dương sử dụng 15g, vừng đen lấy 12g, vừng vàng lấy 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất lấy 10g. Đem tất cả sắc lấy nước uống lúc đói. Ngày sử dụng 1 lần.
Bài 2: Toả dương sử dụng 500g, nhục thung dung 500g. Sắc 2 nước dồn lại cô tiếp rồi cho thêm 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần vào trước bữa cơm uống với nước sôi môi lần 2 đến 3 thìa (thìa canh).
Nguồn: Thuocdongy.edu.vn