Quất hồng bì (nhiều địa phương còn gọi là giổi), được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả.
- Những tác dụng quý của chiết xuất cao lá thường xuân
- Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt
- Vị thuốc quý chữa mất ngủ – Cây lạc tiên
Quất hồng bì
Tìm hiểu về tác dụng thần kỳ của cây chùm ngây
Quả hồng bì trị ho, kích thích tiêu hóa
Theo thầy thuốc đông y, vỏ của hồng bì có công dụng trị ho rất tốt. Vào mùa nếu bị ho bạn có thể lấy hồng bì hấp cùng với một chút đường để lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể ngâm sẵn để dùng dần, hoặc làm mứt hồng bì để ăn trong những ngày bị ho.
Hạt hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt.
Lá hồng bì giúp long đờm, mượt tóc
Lá hồng bì có tính ấm, vị cay, đắng. Theo Đông y, lá hồng bì có tác dụng long đơm, giảm ho, hạ sốt, giải cảm. Còn theo một nghiên cứu hiện nay thì lá hồng bì có thể giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan và lipid huyết…
Trước đây, nhiều chị em còn dùng lá hồng bị đun sôi để nguội để gội đầu, có công dụng trị gàu, làm mượt tóc rất hữu hiệu.
Rễ hồng bì tốt cho phụ nữ sau sinh
Vị thuốc Đông y thì rễ cây hồng bì có tác dụng chữ cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau đẻ. Liều dùng: hạt 6-10g, rễ 10-20g.
Còn đối với phụ nữ sau đẻ có thể dùng thang thuốc sau sắc lên uống. Nên dùng trong nhiều ngày liên tục. Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Nó giúp cho sản phụ kích thích tiêu hóa và phòng bệnh sau đẻ.
Lưu ý: Để mua được quất hồng bì ngon, các mẹ nên chọn chùm có cuống còn tươi, quả to đều, màu vàng đậm, không dập nát.