Đông trùng hạ thảo là một thảo dược quý có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nên được rất nhiều người săn lùng.
- Những điều cần biết về vị thuốc thông thảo
- Những lợi ích vàng cho sức khỏe từ dược liệu Đinh hương
- Những lợi ích từ hạt ý dĩ mang lại cho sức khỏe
Đông trùng hạ thảo có thành phần như thế nào?
Đông trùng hạ thảo có thành phần như thế nào?
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc Đông y khá nổi tiếng được nhận biết bằng những đặc điểm: đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis với ấu trùng sâu non của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus, ngoài ra còn 40 loài khác cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh.
Thời điểm để thu hoạch Đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên là cuối hạ. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết các chất dinh dưỡng của chúng. Sang mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Khi quan sát thấy đầu ngọn nấm là một thể đệm hình trụ thuôn nhọn. Đông trùng hạ thảo chỉ được phát hiện các vùng Tây tạng, Tứ xuyên, Vân nam… vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt nước biển trên 3500m.
Sau khi thu hoạch, Đông trùng hạ thảo được làm sạch và dùng tất cả bộ phận. Các phân tích cho thấy trong Đông trùng hạ thảo có 17 acid amin khác nhau, các D- mannitol, lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng, và đến hiện tại còn phát hiện ra nhiều hoạt chất quan trọng khác. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)
Tác dụng dược lý của Đông trùng hạ thảo
Tác dụng dược lý của Đông trùng hạ thảo
Theo nguồn kiến thức Đông y, Đông trùng hạ thảo có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, cụ thể:
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm có thấy, Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể. Cụ thể là tác dụng nâng cao hoạt tính của các tế bào đại thực bào, điều tiết phản ứng của tế bào Lympho B, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh.
Đối với hệ thống tuần hoàn, não
Có tác dụng tốt làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch. Ngoài ra còn có khả năng điều hòa lipit máu, làm giảm cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Đông trùng hạ thảo với hệ thống nội tiết
Trên các thực nghiệm ở động vật cho thấy. Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng tổng hợp các hormon tuyến này, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormon nam tính và tăng trọng lượng tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục, điều này được thực hiện trên động vật.
Ứng dụng trên lâm sàng của Đông trùng hạ thảo
Theo Y học cổ truyền và cả Y học hiện đại cho thấy, dùng Đông trùng hạ thảo điều trị khá thành công các chứng bệnh như rối loạn lipit máu, viêm phế quản mạn và hen phế quản, viêm thận mạn và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi( tác dụng hỗ trợ điều trị) và thiểu năng sinh dục. Chữa người già suy nhược, viêm khí phế quản mạn tính có thể dùng bài: Đông trùng hạ thảo 10g, khoản đông hoa 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 3 lần.
Bài thuốc điều trị bệnh từ Đông trùng hạ thảo
Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng khi sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị bệnh thì bạn nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn