Tác dụng của dược liệu Bột chàm trong Y học cổ truyền

Dược liệu Bột chàm là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Cùng tìm hiểu thêm thông tin và bài thuốc chữa trị của dược liệu này ngay trong bài viết sau đây.

Dược liệu Bột chàm mọc phổ biến ở vùng núi nước ta

Bột chàm là dược liệu gì?

Dược sĩ văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết Bột chàm có tên khoa học là Indigo Naturalis. Bột chàm còn có tên gọi khác là Bột chàm, Điện hoa. Đây là loại dược liệu bụi nhỏ, cao khoảng 0,5 tới 0,6m; cành có lông mịn. Lá Bột chàm hình trái xoan, hơi thắt lại gốc, tròn và có mũi nhọn ở chóp, mặt dưới có nhiều lông. Hoa Bột chàm có màu xanh lục và màu đỏ, hoa xếp thành chùm ở nách. Quả thẳng hoặc có hình lưỡi liềm, có nhiều lông. Hạt hình khối, màu hạt dẻ. Bột chàm ra hoa quanh năm.

Bột chàm là một trong các vị thuốc đông y mọc trên đất hoang, dọc đường đi. Dược liệu cũng được trồng ở vùng núi. Cành lá thu hái vào mùa khô, vào thời điểm trước khi dược liệu ra hoa. Rễ được thu hái quanh năm, thường sử dụng tươi hoặc phơi khô để sử dụng dần. Lá tươi khi đem ngâm trong nước vôi sẽ thu được bột chàm màu xanh lam, thường sử dụng để nhuộm quần áo.

Tác dụng của dược liệu Bột chàm trong YHCT

Theo y học cổ truyền, Bột chàm là vị thuốc có vị mặn, tính hàn; quy vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban, được sử dụng làm thuốc trị sốt, giải độc, viêm hạnh nhân, trị viêm lợi chảy máu…. Do Bột chàm khó tan trong nước nên thường làm thành dạng thuốc bột hoặc cho vào thuốc thang. Bột chàm là thành phần chính của thuốc cam (có màu xanh) trong một số phòng mạch của lương y để trị một số chứng bệnh kể trên.

Dược liệu Bột chàm 

Một số bài thuốc trị bệnh từ dược liệu Bột chàm như:

  • Giải độc trị nhọt: Trị một số bệnh ngoài da, sưng nóng, đau ngứa
  • Trị quai bị ở trẻ em: Bột chàm và ít băng phiến
  • Lương huyết, tiêu ban
  • Trị ban đỏ do nhiễm hàn
  • Trị ho ra đờm có máu do giãn phế quản: Bột chàm 12 gram, cáp phấn 12 gram. Nghiền thành hỗn hợp bột mịn, uống với nước, ngày 2 lần. Trường hợp huyết nhiệt gây ho ra máu, chảy máu cam, có thể sử dụng Bột chàm kết hợp với bồ hoàng, hoàng cầm.
  • Thanh nhiệt giải nắng: Bột chàm 63g; cam thảo 63g; hoạt thạch 63g. Nghiền thành bột; mỗi lần 12  tới  30 gram. Sắc với nước.
  • Trị viêm răng lợi, hầu họng
  • Thuốc cam xanh gồm bạch phàn, Bột chàm, ngũ bội tử, băng phiến sử dụng trong trị viêm lợi, nhức chân răng, sâu răng; chảy máu.

Tuy có tác dụng chữa trị bệnh rất tốt, nhưng do Bột chàm tính rất hàn nên trường hợp không phải thực nhiệt thì không nên sử dụng. Bên cạnh đó, để tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn của thầy thuốc, lương y có chuyên môn.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *