Rau má – Thảo dược đông y có tác dụng chữa ung thư dạ dày

Rau má là loại thảo dược dân giã mọc quanh vườn nhà và được chúng ta sử dụng từ lâu làm đồ ăn, thức uống cũng như làm thuốc. Bên cạnh đó, rau má còn được kết hợp trong bài thuốc chữa ung thư dạ dày cùng các vị thuốc khác. Hãy cùng tìm hiểu bài thuốc này nhé!

Rau má là loại rau chứa nhiều dưỡng chất

Rau má là loại rau chứa nhiều dưỡng chất

Tìm hiểu vị thuốc cây rau má là gì?

Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo.

Danh pháp khoa học: Centella asiatica (L.) Urban. Họ Hoa tán: Apiaceae.

Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.

Thành phần hóa học có trong rau má:  Theo thầy thuốc Đông y chia sẻ, trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K…

Bài thuốc giúp hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư dạ dày từ rau má

Thành phần: Rau má 30g, Bán chi liên 30g, Ngọc tán hoa căn 2g, Bán biên liên 30g.

Cách dùng: Ngày 01 thang sắc uống .

Công dụng: Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Rau má - “khắc tinh” của bệnh tế bào ung thư

Rau má – “khắc tinh” của bệnh tế bào ung thư

Các bài thuốc khác có sử dụng vị thuốc rau má để chữa bệnh

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc khác có sử dụng vị thuốc rau má để chữa bệnh như sau:

Bài thuốc chữa viêm gan truyền nhiễm

Rau má 20g, Nhân trần 16g, Cam thảo đất 16g, Chi tử 16g, Sâm nam 20g, diệp hạ châu 20g.

Sắc uống ngày 01 thang, chia làm 3 lần uống.

Chữa xuất huyết

Giã nát một nắm rau má tươi, vắt nước uống, hoặc đun uống.

Điều hòa kinh nguyệt, chữa rong kinh

Rau má 20g, cỏ mưc 20, lá tía tô 16, lá sen sao đen 16g, lá huyết dụ sao đen 16g, muối ăn 3g. Giã nhõ toàn bộ, vắt nước, uống 3-4 lần/ngày.

Chữa mụn nhọn

Giã sạch rau má, đắp lên vùng bị mụn nhọt.

Cảm nắng, đau đầu,chóng mặt, buồn nôn

Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.

Chữa táo bón

Giã một nắm rau má và đắp vào rốn.

Chữa phụ nữ sau sinh, khí huyết kém gây phù thũng

Rau má 15g, Cỏ mần chầu 15g, Hương phụ 8g, Hương nhu tía 8g, rễ chanh 15g, lá bìm bịp 15g,  củ sả già 30g, lá Cù đèn 10g, Hoắc hương 10g, lá Muồng trâu 15g, vỏ Quýt 20g, Cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Những người không nên dùng rau má 

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Những người đang mong muốn thụ thai.
  • Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường nên sử dụng ra má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
  • Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng rau má

Rau má là loại rau phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên người dùng không nên lạm dụng. Chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40g rau má) mỗi ngày và không uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng.

Những phản ứng dị ứng với rau má có thể gặp bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Người dùng cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau rất ít gặp nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng rau má.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *