Những cây thuốc đông y cực tốt cho tim mạch từ cổ chí kim

Y học phương đông khác biệt với phương tây ở bề dày truyền thống sử dụng các dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Bài viết dưới đây giới thiệu tới mọi người những loại thuốc quý đặc trị bệnh tim mạch hiệu quả.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Những loại thuốc quý đặc trị bệnh tim mạch

Thầy thuốc Đông y chia sẻ danh sách 4 loại thuốc quý đặc trị bệnh tim mạch được tin dùng nhất trong y học cổ truyền:

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam thường sinh trưởng ở những nơi có độ cao trên 2000m, nơi có khí hậu ẩm thấp và lạnh quanh năm. Nó thường mọc nhiều ở Nhật Bản, trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài cây này trong tự nhiên được tìm thấy ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn.

Giảo cổ lam là loại dược liệu quý được ưa chuộng từ lâu đời ở nhiều nước Đông Á nổi tiếng là Trung Quốc và Nhật Bản. Thời phong kiến, thái y viện thường kê cho vua chúa sử dụng để tăng cường sinh lực và kéo dài tuổi thọ. Các cung phi cũng thường sử dụng giảo cổ lam như một loại dược liệu đặc biệt để tăng cường nhan sắc. vì lợi ích nó mang lại là quá lớn, nên thảo dược này được gọi là “cỏ trường sinh” hay “thảo dược bất tử” ở Trung Hoa hay “phúc ẩm thảo” ở Nhật Bản.

Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho cùng một số loại acid amin.

Giảo cổ lam được ưa chuộng như một vị thuốc tim mạch, giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể, giảm nồng độ nitrat và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim.

Cây hoa hòe điều trị bệnh tim mạch

Đây là vị thuốc quý nhưng không hiếm. Nó mọc hoang và được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, hoa hòe mọc dại ở nhiều tỉnh thành như Ninh Bình, Nghệ An, khu vực Tây Nguyên…  Hoa hòe (cả ở hoa và quả) có chứa chất Rutin (một loại vitamin P) rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp để tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.

Trong y học cổ truyền, hoa hòe góp mặt trong các bài thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, mất ngủ. Nó có tác dụng giúp giảm bớt tính thẩm thấu trong mao mạch, tăng độ bền của thành mao mạch, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe tổng thể của tim mạch. Ngoài ra, nó còn giúp tạo môi trường ít nhạy cảm với sự hình thành máu đông. Ngoài ra, còn phòng ngừa được trường hợp xơ vữa động mạch, hạ huyết áp cho những người bệnh cao huyết áp.

Cây hoa hòe điều trị bệnh tim mạch

Cây hoa hòe điều trị bệnh tim mạch

Đan sâm (Radix Salviae Milliurrhizae)

“Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”. Đan sâm được coi là dược liệu quan trọng trong điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp. Đan là đỏ, sâm là sâm, vì rễ cây này giống sâm và có màu đỏ. Đan sâm là loại cỏ sống lâu năm, cao 30 – 80cm, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Loài cây này đã được di thực vào Việt Nam và hiện được trồng ở Tam Đảo.

Đan sâm có các hoạt chất quan trọng là cryptotanshinone, ceton, methyl-tanshinone, vitamin E, acid lactic…Các nghiên cứu của Đông y và y học hiện đại cho thấy Đan sâm có tác dụng tốt trong điều trị và phòng ngừa các vấn đề tim mạch. Đan sâm đặc hiệu trên tim và mạch vành, có tác dụng ngăn chặn các cơn nhồi máu cơ tim, chữa co thắt động mạch vành, hạ huyết áp, giảm nồng độ triglicerid trong máu, giảm di chứng tai biến mạch máu não.

Tam thất (Radix Pseudo Ginseng)

Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm thường mọc ở vùng núi cao 1.200 – 1.500m, được trồng ở Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương), Cao Bằng…

Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều có thể dùng làm dược liệu, trong đó hoa và củ (rễ) là bộ phận có giá trị nhất. Thành phần hóa học đã được nghiên cứu là 2 chất saponin (arasaponin A và B) cùng 16 loại acid amin.

Ông cha ta từ xa xưa, người Việt Nam coi tam thất là một vị thuốc bổ, dùng thay nhân sâm. Tam thất được biết đến là dược liệu tốt giúp điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp. Đối với tim mạch, củ tam thất có tác dụng cầm máu, giảm bầm tím, nhanh lành vết thương, giúp tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…).

Phần nụ, hay hoa tam thất có thể sử dụng để pha uống như một loại trà, có tác dụng điều hòa ổn định huyết áp, bệnh tim mạch, chống thiếu máu não.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *