Những điều cần biết về vị thuốc Phòng phong

Góp mặt nhiều trong bài thuốc đông y, tuy nhiên nhiều người vẫn không biết phòng phong là vị thuốc gì và chúng có tác dụng như thế nào trong vấn đề chữa bệnh.

Tác dụng của phòng phòng trong việc điều trị bệnh

Tác dụng của phòng phong trong việc điều trị bệnh

Tìm hiểu về vị thuốc phòng phong

Theo kiến thức Đông y, phòng phong có tên gọi khác là Đồng vân, Bắc phòng phong, Hồi vân, Bạch phi, Bỉnh phong, Hồi thảo, Lan căn, Hoàng phòng phong, Thanh phòng phong,Bách chi, Hồi thảo, Hồi tàn,  Sơn hoa trà, Tục huyền. Thiên phòng phong là loài cây lâu năm, thông thường chiều cao khoảng 30-80 cm, cuống lá dài mọc cách nhau, bên dưới cuống hình thành từng bẹ ôm vào thân, lá kép dạng xẻ lông chim, dạng tương đồng như lá Ngải cứu. Hoa mọc dạng hình tán kép, lại chia nhỏ thành 5-7 tán với cuống kích thước không đều nhau. Hoa nhỏ màu trắng mọc từng cụm 4-9 hoa nhỏ, trên mỗi tán nhỏ. Quả kép về sau mọc trên tán có dạng hình chuông gồm 2 phân quả dính nhau với phần giữa lưng quả có 1 ống tinh dầu và mặt tiếp xúc giữa 2 phân quả có 1 ống tinh dầu. Theo Y học cổ truyền, phòng phong có vị cay ngọt, tính ôn, không độc. Thành phần của cây chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe vì thế chúng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y xưa và nay.

Các bộ phận trên cây phòng phong sử dụng được rất nhiều để chữa bệnh

Tác dụng chữa bệnh phổ biến của cây phòng phong

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra vị thuốc đông y phòng phong có khả năng ngăn ngừa và điều trị rất tốt một số căn bệnh như:

  • Trị chứng ngoại cảm, phong hàn, chống co giật do bệnh uốn ván.
  • Điều trị bệnh phong, đau đầu, chóng mặt, đau nhức xương khớp.
  • Trị băng trung, khí hư, ra máu nhiều ở phụ nữ.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch, chống dị ứng và các bệnh ngoài da.
  • Kháng các vi khuẩn gây bệnh như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng.
  • Thanh lọc, giải nhiệt, trị mụn nhọt, ban chẩn.
  • Điều trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Giảm chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Tùy từng mục đích trị bệnh, người dùng có thể sử dụng cây phòng phong theo cách thức và liều lượng khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Mặc dù cây phòng phong chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số trường hợp cấm kỵ khi kết hợp với các dược liệu khác. Khi sử dụng, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Cây không được sử dụng cùng với can khương, bạch liễm, tỳ giải, bạch cập.
  • Người nguyên khí hư yếu không nên dùng để tránh bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ vừa mới bị tiêu chảy, co giật không được dùng vị thuốc phòng phong.

Để an toàn cho sức khỏe cũng như tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh, trước khi sử dụng phòng phong bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc cũng như tìm hiểu thêm thông tin trên cẩm nang sức khỏe để có hướng điều trị tốt nhất.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *