Liệu pháp an thai trong Y học cổ truyền

Thực tế các liệu pháp an thai trong Y học cổ truyền đã có từ rất lâu, việc áp dụng những cách này sẽ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh hạn chế được rủi ro trong thai kỳ.

Bài thuốc đông y an thai

Trong quá trình mang thai phụ nữ thường hay gặp phải những vấn đề như: động thai, thiếu máu, mỏi lưng, đau bụng, ra máu… những tình trạng này được đông y xác định do những nguyên nhân như:

Nguyên nhân gây động thai

Khí huyết hư nhược: Phụ nữ có thai thể chất vốn yếu hoặc sau khi có thai bị bệnh làm cho khí huyết hư suy, mạch xung – nhâm yếu, không điều hòa giữ gìn được huyết để nuôi dưỡng thai.

Dấu hiệu điển hình nhất của huyết hư nhược thường là ra máu từng giọt, lưng mỏi, bụng đau trướng, đau hoặc không đau, sắc mặt xanh nhợt, da dẻ khô khan, đầu nặng choáng, tinh thần mỏi mệt.

Tỳ hư: Tỳ khí hư nhược không thể vận hóa tinh vi của thủy cốc để sinh huyết, khiến mạch xung, nhâm hao tổn, không thể nuôi thai. Phụ nữ thường có biểu hiện lưng mỏi, bụng trướng, hoặc đau bụng ra huyết, sắc mặt vàng nhợt, mặt hơi sưng nặng, tinh thần mỏi mệt yếu sức, tay chân mát lạnh, miệng nhạt nhớt. Ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, khí hư, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư hoạt.

Thận hư: Bẩm thụ vốn yếu, tiên thiên bất túc, thận khí hư kém hoặc do phòng dục không kiêng dè, tình dục bừa bãi làm hao tổn thận khí, không đủ sức để giữ thai. Người bệnh lưng vốn đã mỏi chân yếu, khi có thai bị động thai không an, hoặc âm hộ ra huyết, bụng trướng lưng mỏi càng tăng nhiều hơn. Đầu choáng tai ù, đái són, hoặc tiểu luôn luôn, mạch xích vi nhược, hoặc hư hoặc đại.

Can uất khí trệ: Thất tình uất kết, đường khí không lưu thông, thai khí bị ngăn trở không an. Triệu chứng: Bụng đau hoặc âm hộ ra huyết, tinh thần uất ức, sườn trướng đau, ợ hơi ăn kém, hoặc nôn đắng, mửa chua, mạch huyền.

Âm hư huyết nhiệt: Vốn đã âm hư hỏa thịnh, hoặc uống thuốc cay nóng, ráo huyết nhiều quá, nhiệt độc ẩn nấp ở mạch xung, nhâm, bức huyết khiến thai mất chỗ nuôi dưỡng. Triệu chứng: Có thai mình gầy sắc khô, phiền nhiệt, miệng ráo, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay bàn chân nóng, bụng đau hoặc kiêm ra máu nhỏ giọt, lưỡi đỏ không rêu.

Phụ nữ mang thai nên ăn những món bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe

Phương pháp điều trị để an thai của y học cổ truyền

Theo kiến thức đông y, người xưa có phép tính tháng để cho uống thuốc an thai. Thai khi không an, tất có nguyên nhân, hoặc hư hoặc thực, hoặc hàn hoặc nhiệt; đều có thể làm cho thai sinh bệnh, trừ hết bệnh là thai tự an. Phương pháp điều trị cụ thể theo đúng tình hình bệnh, xem hư, thực, hàn, nhiệt mà dùng các phương thuốc bổ, tả, ôn, thanh mà biện chứng để chữa. Chú ý bổ can- thận, làm cho thai được vững chắc.

Các bài thuốc thường dùng theo từng thể bệnh để an thai:

  • Khí hư: Phép trị bổ khí huyết. Bài thuốc: Thai nguyên ẩm.
  • Tỳ hư: Phép trị bổ trung khí thêm thuốc an thai. Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia a-giao, ngải diệp.
  • Thận hư: Phép trị bổ thận an thai. Bài thuốc: Thánh dũ thang gia đỗ trọng, tục đoạn, tang kí sinh, thỏ ty tử
  • Âm hư huyết nhiệt: Phép trị tư tâm thanh nhiệt an thai. Bài thuốc: Bảo âm tiễn.
  • Can khí uất trệ: Phép trị bình can, thư uất, lý khí an thai. Bài thuốc: Tử tô ẩm.

Bên cạnh đó giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng chia sẻ thêm, phụ nữ mang thai nên kiêng đu đủ, rau ngót, mướp đắng vì những loại rau này chứa papaverin, có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn nhiều rau này, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sẩy thai do cổ tử cung co thắt.

Hoặc phụ nữ cũng có thể truy cập vào Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *