Chia sẻ phương thức hiệu quả của xông lá trị cảm cúm trong màu đông

Xông lá trị cảm cúm vốn là cách được dân gian áp dụng từ lâu, tuy nhiên để việc trị bệnh hiệu quả, an toàn chúng ta cần xông đúng cách.

Bài thuốc trị cảm từ lá xông

Trong nhiều tài liệu về kiến thức đông y có ghi nhận, xông là một phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu.Bên cạnh đó đông y cũng cho rằng, ngoại cảm phong nhiệt và ngoại cảm phong hàn, dân gian gọi là cảm lạnh, cảm vì thế dùng bài thuốc xông lá vốn rất hiệu quả.

Xông lá trị bệnh cảm cúm

Với nồi xông lá trị cảm cúm gồm có: kinh giới, tía tô, bạc hà, hương nhu, cúc tần, sả, chanh, bưởi, cam, quýt,… Có thể lá tươi mua sẵn ngoài chợ hay hái trong vườn nhà, hoặc lá khô ở dạng bào chế sẵn như gói thuốc xông.

Khi xông thảo mộc, tinh dầu dễ dàng thâm nhập vào da, phổi rồi qua mao mạch vào hệ thống tuần hoàn. Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, tốt và dễ chịu cho hô hấp. Hơi nước nóng giúp làm ẩm niêm mạc mũi họng, giảm sung huyết niêm mạc mũi. Độ nóng thích hợp sẽ tạo cảm giác thư giãn thoải mái, giảm đau nhức cơ.

Có thể xông từ 5-10 phút khi nào hết hơi nóng thì thôi. Bài thuốc này lên duy trì từ 3- 5 hôm để tình trạng bệnh được cải thiện.

Khi xông cần thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả cao

Xông không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Nồi xong thường được chỉ định chữa các chứng bệnh: phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho, không ra mồ hôi, hoặc ra mô hôi ít. Tổng trạng bình thường.

Khi xông người bệnh cần xông đúng cách để tránh làm mất nước, người chóng mặt, khó chịu. Không nên xông quá 15-20 phút. Bên cạnh đó nếu xông không cẩn thận khi xông có thể khiến da mặt bị bỏng. Những trường hợp không xông là người bị sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, ra nhiều mô hôi, không khát nước. Cơ thể suy nhược, già yếu, mệt mỏi, thiếu máu, đang mang thai hoặc vừa mới sinh, đang bị tiêu chảy.

Phương pháp xông đúng kỹ thuật

Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì phương pháp xông hơi trị bệnh cần phải thực hiện theo đúng quy định mới mang lại hiệu quả tốt.

Nơi xông phải kín gió, đặt nồi xông thật vững chắc ở giữa giường. Người bệnh ngồi cạnh nồi xông, chống 2 tay bên cạnh nồi xông, cúi khom sao cho đầu cổ ngực ở phía trên miệng nồi, nơi trực tiếp hứng nhiều hơi thuốc. Người nhà dùng chăn mỏng phủ kín toàn bộ người bệnh và nồi xông. Người bệnh mở hé nắp nồi để hơi thuốc thoát ra từ từ, vừa đủ sức chịu đựng. Khi mồ hôi  ra nhiều, ướt áo thì ngừng xông, lau khô người, thay áo, đắp chăn nằm nghỉ. Có thể sau 6-8 giờ xông lần nữa.

Người bệnh có thể dùng dược liệu xông là tươi hoặc khô. Cần chú ý chất lượng các loại thảo dược, cần rửa sạch để không dính bụi, nếu khô chọn loại không bị nấm mốc.

Hoặc bạn cũng có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để biết thêm nhiều bài thuốc hay.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *