Cây ngải cứu không chỉ để dùng trong chế bến các món ăn, mà nó còn là vị thuốc quý giá chữa được rất nhiều loại bệnh mà lại không hề tốn kém.
- Những tác dụng thần thánh từ củ hành tây
- Cây Anh túc và những lợi ích có thể bạn chưa biết
- Tiêu diệt sạch mụn bằng quả mướp đắng
Những tác dụng hiệu quả không ngờ từ ngải cứu
Những tác dụng của cây ngải cứu luôn vô cùng rộng rãi, theo trang tin tức Thuốc đông Y thì đây là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não… Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng sự đa năng của ngải cứ để chữa rất nhiều bệnh.
Cây ngải cứu trong dân gian còn được biết đến với cái tên gọi thân thương như cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp… Công dụng chữa bệnh của cây giải cứu rất đa dạng với rất nhiều những loại bệnh khác nhau. Cây có tên khoa học Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae.
Ngải cứu thường mọc hoang ở những vùng quê Việt Nam, ngày nay có nhiều hộ gia đình trồng ngải cứu để ăn, và sử dụng nó để chế biến cùng các món ăn hằng ngày.
Tác dụng của cây ngải cứu
Có thể thấy rằng lá ngải cứu là một bài thuốc Nam được sử dụng phổ biến, rộng rãi ở khắp Việt Nam. Từ ngày xưa người ra đã biết trồng cho vườn nhà mình giống cây này bởi công dụng tuyệt vời và phổ biến của nó. Các nghiên cứu đã chỉ ra cây ngải cứu có các polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các axit amin cholin, andenin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, kháng viêm, sát khuẩn, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt,…lá ngải cứu có chứ tinh dầu, tính ẩm được xem là bài thuốc hữu hiệu trong các trường hợp như:
- Bài thuốc trị cảm cúm, ho, đau đầu: Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lit nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút.
- Trị mụn nhọt: Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này.
- An thai: Cụ thể nên nấu 16gram ngải cứu với 16gram tía tô nấu với 600ml nước, thu lại 100 ml nước để uống ngày ba lần. Chuyên trị các trường hợp thai phụ đau bụng, ra máu nhiều. Ngải cứu lành tính đối với tử cung nên sẽ không gây ra tác dụng phụ hay sảy thai.
- Kích thích ăn ngon: Trong lá ngải cứu có andenin và cholin cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất, kích thích ăn ngon. Giảm tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ và giúp ngon miệng ở người già.
- Điều hòa kinh nguyệt: Lá ngải cứu còn giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn, các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và uống như trà mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt. Điều hòa kinh nguyệt là tính năng nổi bật của cây ngải cứu, hoặc có thể chế biến các món ăn như canh ngải cứu thịt nạc, lá ngải cứu xào… để dễ sử dụng, giảm mùi hăng.
- Bổ máu và giúp lưu thông máu: Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.
Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu
Tuy công dụng của lá ngải cứu rất lớn nhưng bên cạnh đó vẫn tìm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe, ghi nhớ các lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe:
- Lá ngải cứu có chức năng giảm đau nên sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, gây hung phấn quá mức, có thể dẫn đến co giật. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần, khi không có triệu chứng bệnh không nên sử dụng, càng không dùng để nấu nước pha trà uống hằng ngày khi không điều trị bệnh lý nào liên quan.
- Đối với thai phụ: Không uống, ăn món ăn nào từ lá ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kì. Vì trong thời gian này không sử dụng bất kì dược liệu nào.
- Tinh dầu trong lá ngải cứu tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra độc tính cho gan, thận, và các quá trình trao đổi chất phức tạp khác.
- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Khi ruột bị tổn thương, sử dụng ngải cứu sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột. Vì ngải cứu còn có tính năng lợi tiểu, giúp đi tiểu nhiều.
Theo trang tin tức Bài thuốc Đông Y còn chia sẻ thêm về một phương pháp bổ trợ sức khỏe tương đương với lá ngải cứu là nước điện giải ion, phương pháp tiên tiến trong phòng và điều trị bệnh đến từ Nhật Bản. Sản sinh từ công nghệ điện phân, cho ra dòng nước với từng mức pH phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của cộng động.
- Chức năng cầm máu, sát khuẩn: Các chức năng cầm máu, sát khuẩn của lá ngải cứu đều được tái hiện ở nước ion axit yếu. Nếu như giã nhuyễn lá ngải cứu để cầm máu hay điều trị mụn nhọt có thể gây nhiễm khuẩn thì nước ion axit yếu sẽ an toàn hơn, vì dùng nước xịt trực tiếp lên da giúp cầm máu, nhờ vào tính axit yếu giúp sát trùng, hỗ trợ cơ chế cầm máu của cơ thể.
- Chức năng tăng cường sức đề kháng: Trong nước điện giải ion có chứa các vi khoáng có lợi cho quá trình trao đổi chất, thanh lọc tế bào giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể.
Dược sĩ Đỗ Thị Hà chia sẻ: chúng ta chỉ nên dừng lại ở sử dụng ngải cứu như một bài thuốc tốt, không nên sử dụng như một thực phẩm hằng ngày hay một loại trà.
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn