Bạch quả được gọi là ngân hạnh hay công tụ, nhưng ít ai biết đến tác sụng vượt trội của Bạch quả, hãy cùng tìm hiểu công dụng của bạch quả và những lưu ý khi dùng như sau.
- Hà Nội bật mí tác dụng của cây xấu hổ
- Hà Nội bật mí công dụng “vàng” của quả mướp hương
- Hà Nội bật mí cây chùm ngây chính là “thần dược” mà bạn chưa biết
Hà nôi bật mí công dụng bất ngờ của hà thủ ô
Tìm hiểu thông tin về bạch quả
Bạch quả được gọi là ngân hạnh hay công tụ, tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường. Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng được bao bọc bởi lớp vỏ cứng màu trắng bên ngoài, tính bình, vào kinh phế và mạch đới, có tác dụng liễm phế, tiêu đờm, thường được dùng trong các chứng ho lâu ngày, ho đàm, đi tiểu lắt nhắt…Trong y học cổ truyền bạch quả được xem là dược liệu ưu việt để chữa các rối loạn của hệ tuần hoàn và não.
Bạch quả có thể dùng trong các bài thuốc, hay các món ăn thực dưỡng, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất hay. Ngoài ra, bạch quả có chứa hai nhóm chất có hoạt tính là nhóm Flavonoids và nhóm Terpenelactones (bao gồm ginkgolides A, B và C, bilobalide, quecertin, kaempferol). Những nhóm hóa chất này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kiểm soát quá trình viêm nhiễm.
Một trong những lợi ích nữa của bạch quả là có thể củng cố chức năng não, cải thiện trí nhớ, chống lại những mệt mỏi tinh thần, cũng có thể kiểm soát sự chuyển hóa của cholesterol thành những mảng vữa bám vào thành mạch máu.
Dược liệu quý dùng để chữa bệnh
Bạch quả – dược liệu quý chữa bệnh
Theo Giảng viên Y học cổ truyền Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Các nhà khoa học khẳng định, hoạt chất trong bạch quả có tác dụng bổ não, chống lão hóa, kém trí nhớ, trị chứng ngủ gật hay cáu gắt ở người cao tuổi.
- Mỗi ngày dùng 120mg cao chiết từ lá bạch quả chống lão suy và bệnh Alzheimer, trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn.
- Dùng 40mg mỗi ngày cao bạch quả hỗ trợ tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần.
- 160mg cao bạch quả trong 3 tháng giúp tăng cường thính giác đến 80%.
- Dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần 40mg cao khô, giúp cơ thể chống lại tình trạng suy thoái do lão hóa.
- Dùng bạch quả giúp giãn mạch máu, hạ áp suất máu trong mao mạch, tế bào não được phục hồi nhanh chóng.
- Dùng bạch quả mỗi ngày chữa chứng đau nửa đầu.
- Cao bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng đến các chi chữa chứng tê cóng tay chân.
- Cũng nhờ khả năng giúp máu lưu thông mà cao bạch quả còn được dùng để chữa bệnh liệt dương hữu hiệu qua cơ giúp tăng dung tích và tạo áp suất máu cần thiết cho sự cương cứng.
Thuốc hay tùy người
Tuy nhiên, không phải ai hay lúc nào cũng dùng được bạch quả. Những người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu như aspirin và warfarin, người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI), phụ nữ đang mang thai nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn thì tuyệt đối không được dùng bạch quả.
Các phản ứng phụ khi dùng bạch quả là có thể làm tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Khi có những phản ứng này cần dừng sử dụng ngay.
Thực phẩm bổ dưỡng
Không cao lương mỹ vị như yến xào, bào ngư, hải sâm nhưng bạch quả cũng được xem là món ăn vô cùng bổ dưỡng cho cơ thể. Những món ăn từ bạch quả không chỉ ngon miệng mà còn là bài thuốc quý giúp điều hòa máu huyết, làm sạch phổi, và làm đẹo thêm cho làn da phụ nữ.
Lưu ý khi ăn bạch quả
Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược khuyên dùng như sau:
- Phụ nữ có thai không nên dùng: Bạch quả làm tăng khả năng xuất huyết, vì vậy những bệnh nhân có vấn đề về đông máu, máu khó đông… thì không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.
- Trẻ con ăn dễ ngộ độc: Hạt của bạch quả có chứa phenol, chất không có lợi cho trẻ em, kích thích dây thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da. Cho trẻ ăn quá nhiều hạt quả này , sau 2-6 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc
- Không nên ăn sống: Bạch quả mà ăn sống mức độ ngộ độc nguy hiểm càng cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, thoạt đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.
- Các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng bạch quả nếu gặp những tác dụng phụ như nhức đầu, hiếu động bất thường, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn thì cần phải đến các cơ sở y tế ngày và không nên cho trẻ nhỏ ăn.
Nguồn: Thuốc Đông y