Sức đề kháng có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… xâm nhập vào bên trong cơ thể. Bài viết dưới đây giới thiệu mọi người một số loại thảo dược có công dụng sát trùng, tạo sức đề kháng để phòng ngừa các loại bệnh.
- Thầy thuốc đông y mách bạn bài thuốc chữa viêm amidan bằng đinh lăng
- Thầy thuốc Đông y chia sẻ những điều cần biết về dược liệu Tam thất bắc
- Bài thuốc đông y trị ho từ hành tây sử dụng ngay tại nhà
Vị thuốc nam giúp tăng sức đề kháng
Một số vị thuốc nam giúp tăng sức đề kháng
Cây Bạc hà
Theo y học cổ truyền, Bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis, họ Hoa môi Lamiaceae. Theo các nghiên cứu về thành phần hoạt chất, thì cây bạc hà chứa nhiều vitamin như A, C, D, B6, các dưỡng chất như Magnesium, Protein, limonene, sodium. Đặc biệt, trong bạc hà còn chứa hàm lượng lớn tinh dầu, trong đó chủ yếu là menthol, α, β, cimen, pulegone ethyl acetate, myrcen…
Chính vì vậy, bạc hà có nhiều tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe con người như: kích thích trung khu thần kinh, làm mạch máu giãn nở, thúc đẩy bài tiết mồ hôi để thải độc, kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm,… Sử dụng bạc hà thường xuyên sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, theo Đông y bạc hà vị cay, the, tính ấm mát, không độc, đi vào kinh Phế, Can, Đởm có tác dụng trừ phong, làm ra mồ hôi, kiện tỳ, chỉ ho, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hoá, giải độc, thúc ban sởi mọc… Thường được sử dụng trong các bài thuốc trị ho, cảm cúm, rất thích hợp sử dụng trong màu dịch này.
Cách dùng: Ngày dùng liều từ 2 – 12g, dạng hãm trà hoặc sắc uống. Rửa sạch 3g bạc hà khô hoặc 10g bạc hà tươi rồi cho vào 200ml nước đã đun sôi, hãm trà trong 5 phút, sau đó có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường tùy khẩu vị và thưởng thức.
Lưu ý: Trẻ nhỏ, những người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.
Cây Diếp cá
Diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata, thuộc họ Saururaceae. Trong diếp cá có chứa thành phần hoạt chất decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, e.coli, trực khuẩn bạch hầu gây các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm… Do đó, diếp cá được coi vị thuốc kháng sinh tự nhiên giúp giải độc, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thầy thuốc Đông y cho biết, ăn nhiều rau diếp cá có thể tăng cường hệ miễn dịch bởi vì chúng giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết – tế bào thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nhờ tác dụng của Quercitrin và Dioxy-flavonon, diếp cá còn giúp lợi tiểu, làm chắc thành mao mạch máu.
Hay theo Đông y diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế thường được dùng để hạ sốt, chữa viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Chính vì vậy, diếp cá là vị thuốc nam mỗi nhà nên sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch Covid-19.
Cách dùng: Lấy khoảng 100g rau diếp cá đem xay nhỏ rồi cho vào nồi, bỏ thêm nước vo gạo và đun sôi. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm vài hạt muối cho dễ uống. Mỗi ngày dùng 2 lần, sau bữa ăn 1 giờ.
Cúc hoa
Cúc hoa có tên khoa học là Chrysanthemum maximum L., thuộc họ Cúc Asteraceae. Trong hoa cúc có chứa thành phần hoạt chất Bisabolol, nó có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và kháng khuẩn. Các hoạt chất kháng khuẩn và chống oxy hoá mạnh có trong thành phần của nó giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và ngăn ngừa các tác hại và lây nhiễm của vi khuẩn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, hoa cúc có tác dụng diệt trên 200 loại virus gây cảm cúm. Vì vậy, áp dụng các bài thuốc từ cúc hoa sẽ rất hữu hiệu để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong Đông y, có 2 loại hoa cúc thường được sử dụng làm dược liệu, đó là hoa cúc chi vàng và cúc trắng – bạch cúc.
Cách dùng: Rửa sạch 10g cúc hoa để ráo. Đun sôi 300ml nước trong nồi, thêm hoa cúc vào rồi hạ nhỏ lửa, đun thêm vài phút thì tắt bếp. Uống trong ngày trước bữa ăn từ 1 – 2 giờ hoặc sau ăn ít nhất 30 phút và có thể cho thêm chút mật ong sẽ ngon hơn.
Lưu ý: Người huyết áp thấp, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, tỳ vị hư hàn không nên dùng.