Châm cứu giúp đả thông kinh mạch, kích hoạt các sợi dẫn để ức chế lại cảm giác đau, kích thích các dây thần kinh tiết ra hormone làm giảm các triệu chứng đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu.
- Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
- Bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả
Một số huyệt đạo ứng dụng châm cứu trong điều trị đau đầu
Đau đầu là một tình trạng vô cùng phổ biến, thường gặp phải ở bất cứ ai trong cuộc sống hằng ngày. Theo đội ngũ Bác sĩ – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, phần lớn những triệu chứng đau đầu không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp có thể đe dọa tới tính mạng nếu như có những cơn đau đầu kéo đến. Vậy làm thế nào để có thể biết cơn đau đầu đó có nguy hiểm hay không và những phương pháp chữa trị nào đạt hiệu quả nhất?
Đau đầu là gì? Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu?
Đau đầu là tình trạng đau nhức nhói thường xuất hiện ở vùng đầu và vùng mặt do nhiều bệnh lý khác nhau gây nên. Cơn đau xảy ra ở cả 2 bên đầu, đau cả đầu hoặc ở một vị trí nhất định. Có nhiều loại đau đầu và nguyên nhân gây ra cũng khác nhau. Nguyên nhân gây đau đầu được phân loại vào 2 nhóm chính: nguyên phát và thứ phát.
Đau đầu nguyên phát: đây là trạng thái đau đầu không do một nguyên nhân cụ thể nào, trạng thái đau không phải do tổn thương ở não bộ và thường gặp tới 90%. Trong nguyên nhân đau đầu nguyên phát được phân loại: Đau do căng thẳng, khi gắng sức vượt ngưỡng; Đau do căng cơ; Đau từng vùng; đau nửa đầu( đây là hiện tượng đau đầu mà yếu tố di truyền chiếm tới 70%)… Những cơn đau đầu nguyên phát này thường đến từ những tác động, hành động trong cuộc sống hằng ngày như: thay đổi thói quen sinh hoạt, tâm trạng bất ổn, sử dụng chất kích thích, ở trong môi trường âm thanh hoặc ánh sáng mạnh trong thời gian dài, ….
Đau đầu thứ phát: đây là trạng thái đau đầu do bệnh lý cụ thể tạo ra. Một số bệnh lý thường có triệu chứng đau đầu như: say nắng, nhiễm khuẩn nhiễm độc, do chấn thương sọ não, bệnh ở não bộ,bệnh về thần kinh – mạch máu, bệnh nội khoa( tiêu hóa, thiếu máu…), bệnh tai mũi họng, nha khoa(nhổ răng, viêm nhức răng…).
Cần xác định các triệu chứng đau đầu cụ thể thì bác sĩ mới có thể chuẩn đóan chính xác nguyên nhân và cách chữa trị. Phần lớn các cơn đau sẽ hết trong một khaongr thời gian ngắn khi được ổn định và nghỉ ngơi. Tuy nhiên sẽ có những dấu hiệu nguy hiểm khi đau đầu: cơn đau đột ngột và mạnh mẽ vượt sức chịu đựng; có hiện tượng ngất xỉu hoặc co giật; đau đầu xuất hiện cùng với các triệu chứng tê chân tay, hoa mắt, nôn mửa….
Những cơ đau đầu có thể được chữa trị nhanh chóng bằng thuốc chuyên trị và trường hộp bệnh lý cần tới sự kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đau đầu mãn tính do căng thẳng, việc sử dụng thuốc lâu dài không đem lại hiệu quả cao( sử dụng thuốc quá nhiều cũng là một trong các nguyên nhân gây đau đầu mãn tính).
Châm cứu trong điều trị đau đầu đem lại hiệu quả cao
Châm cứu trong điều trị đau đầu do căng thẳng
Theo các Bác sĩ – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Tp.HCM -Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dược cho biết, đau đầu căng thưởng có triệu chứng căng và khó chịu ở cả 2 bên đầu theo từng mức độ. Cơn đau đầu do căng thẳng này thường kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu trầm trọng thêm, các cơn đau kéo đến không kèm theo những cảm giác mệt, buồn nôn… Nhiều người bị đau đầu kéo dài và thuốc không đáp ứng trong quá trình điều trị. Việc thực hiện biện pháp châm cứu sẽ theo lộ trình được bác sĩ thực hiện tùy vào mức độ đau của mỗi bệnh nhân.
Thông tin được ghi lại rằng, những người được áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị đau đầu do căng thẳng hoặc châm cứu bề mặt theo lộ trình từ 2 đến 3 buổi mỗi tuần, trong khoảng thời gian 2 tháng và được các bác sĩ theo dõi tiếp tục trong 6 tháng thì kết quả cho thấy có tới gần 70% bệnh nhân châm cứu chuyên sâu và hơn 50% bệnh nhân chân cứu bề mặt đã thuyên giảm cơn đau đầu, số ngày đau đầu giảm từ 2/3 tới một nửa so với trạng thái trước khi điều trị. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho phương pháp điều trị đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu thêm để xác định được hiệu quả của phương pháp châm cứu, hiệu quả lâu dài đạt tới đâu so với các phương pháp trị đau đầu khác.
Nguồn: thầy thuốc Đông Y tổng hợp
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường