Lá khế quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết nó có thể ngăn chặn được các cơn ngứa khủng khiếp của bệnh mề đay, dị ứng đáng ghét.
- Bài thuốc chữa bệnh từ món ngon giá đậu theo Đông Y
- Dược liệu quý trong Y học cổ truyền điều trị khí hư – Diên hồ sách
- Tổng hợp những món ăn bài thuốc dành cho người mắt kém
Bài thuốc dân gian chữa mề đay, dị ứng hiệu quả từ lá khế
Bệnh mề đay và dị ứng trong đông y như thế nào?
Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ như sau: Mề đay là bệnh lý ngoài da do các nguyên nhân dị ứng gây nên. Đặc trưng của nó là nổi lên những mảng đỏ phù nề, có kích thước to nhỏ khác nhau. Theo Đông y, bệnh mề đay mẩn ngứa xuất hiện từ hai căn nguyên chính:
- Do các yếu tố ngoại tà (phong, hàn, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể. Chúng hình thành nên các bệnh lý phong nhiệt, phong hàn rồi sau đó xuất tiết qua da.
- Do cơ thể bị tích tụ phong độc trong quá trình ăn uống, gan không đào thải được hết, sau đó ứ đọng lại mà sinh bệnh.
Theo y học cổ truyền, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay khởi phát là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, chức năng thải độc của gan lại kém nên dẫn đến tích tụ dưới da gây ngứa. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là làm mát và giải độc gan, tiêu trừ ung thũng, bổ phế… để trị tận gốc qua đó hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Mọi người nên áp dụng những bài thuốc dân gian từ lá khế
Bài thuốc dân gian từ lá khế
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị mề đay, dị ứng, mẩn ngứa xuất hiện, bệnh nhân có thể cắt đứt cơn ngứa rất nhanh nhờ dùng lá khế theo các cách sau:
Đun lá khế tắm
Dùng khoảng 200g lá khế rửa sạch sau đó vò nát hoặc đập dập, đem đun sôi khoảng 5 phút với 3 lít nước. Khi đun cần cho thêm vào 1 /2 thìa muối để tăng hiệu quả trị bệnh. Sau đó, lấy làm nước tắm rồi lau khô bằng khăn. Còn phần bã của lá khế thì chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh có thể giúp giảm bớt sưng phù và hết ngứa nhanh chóng.
Lá khế sao nóng đắp lên da
Đây là cách đơn giản nhất, chỉ cần lấy 1 nắm tay lá khế tươi rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn sau đó để ráo nước. Bắt một cái chảo lên bếp, đợi lúc chảo ấm lên thì cho vào rang ở nhiệt độ vừa phải để tránh khi sử dụng làm bỏng da. Khi thấy lá bắt đầu heo héo thì tắt lửa, lấy chà xát lên vùng da nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Lưu ý, lúc vừa mới sao lá xong thì nên để lá nguội bớt rồi hãy dùng để chà lên da, nếu không sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
Đun nước uống
Không chỉ dùng lá khế bên ngoài cơ thể để trị bệnh mà loại lá cây này còn có thể dùng để uống. Theo y học cổ truyền, các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa thường xuyên xuất hiện có thể là do nguyên nhân từ bên trong cơ thể, nhất là gan thận bị suy yếu, chức năng giải độc bị suy giảm gây tích tụ chất độc bên trong cơ thể. Vì vậy, loại lá này có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên khi uống vào sẽ giúp cơ thể đẩy độc tố ra ngoài, cải thiện tình trạng bệnh tránh tái phát.
Cách thực hiện: Dùng vài lá khế, rửa thật sạch, vò nát, rồi đem nấu với lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy nước uống. Uống nước này liên tục trong vài ngày thay nước lọc có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Hoặc có thể dùng lá, vỏ và rễ của loại cây này rửa sạch, với lượng bằng nhau cho vào ấm sắc uống thay nước cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn: Thuốc đông y