Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh ít gây nguy hiểm những làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của người bệnh. Mọi người cùng tìm hiểu rõ hơn cách điều trị này qua bài viết dưới đây nhé!
- Bài thuốc YHCT trị thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả
- Phương thuốc đông y chữa gout bằng đậu xanh đơn giản, dễ thực hiện
- Bài thuốc Đông y từ gừng tươi trị cảm, rối loạn tiêu hóa
Bệnh trĩ là căn bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ là bệnh phổ biến hay gặp ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh ít nguy hiểm, nhưng gây nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại bệnh là trĩ nội và trĩ ngoại.
Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ sinh là do khí hư, khí trệ khiến đại tràng không thông, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc, sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Nếu không cải thiện khí trệ và huyết ứ kịp thời, mạch lạc giãn ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu.
Việc điều trị thiếu máu trong bệnh trĩ, cần kết hợp điều trị bệnh trĩ, cầm máu, bổ huyết. Đối với bài thuốc Đông Y, từ các vị thuốc giúp bổ huyết, sinh huyết thường gặp là thục địa, bạch thược, đương quy, hà thủ ô, cao ban long, tang thầm… Các vị thuốc này thường được phối hợp thêm trong các bài thuốc điều trị trĩ, vừa trị căn nguyên bệnh, vừa điều trị thiếu máu. Vì thế chúng đem lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.
Điều trị bệnh thiếu máu do bệnh trĩ từ các bài thuốc Đông y
Điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Ở mỗi thể bệnh trĩ sẽ có một bài thuốc Y học cổ truyền khác nhau. Vì thế người bệnh cần được thăm khám đúng bệnh và sử dụng bài thuốc phù hợp.
Trị trĩ nội
Điều trị trĩ nội thể huyết ứ
Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ không lòi ra khỏi hậu môn, thường đi kèm với triệu chứng táo bón và đại tiện ra máu tươi. Để giải thể bệnh này, cần áp dụng bài thuốc giúp lương huyết và hoạt huyết để giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng. Cụ thể:
- Bài thuốc: Sinh địa 20g, Xích thược 12g, Hòe hoa 12g, Hoàng cầm 12g, Đương quy 12g, Kinh giới 12g và Địa du 12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang, cho đến khi khỏi.
Điều trị trĩ nội thể thấp nhiệt
Thể bệnh này có đặc trưng với các triệu chứng như búi trĩ sưng nóng, loét, đau rát, đỏ, có thể chảy nước hoặc chảy mủ. Khi ngồi gây đau đớn khó chịu, đi kèm với triệu chứng táo bón và tiểu tiện vàng. Với thể thấp nhiệt, cần sử dụng những thảo dược có tính mát để thanh nhiệt, hành khí, hoạt huyết và cầm máu. Bài thuốc như sau:
- Bài thuốc: Chỉ xác, Hoàng bá, Xích thược, Hòe hoa, Kim ngân, Chi tử sao mỗi thứ 12g. Đem sắc uống đều đặn.
Điều trị trĩ nội thể nhiệt độc
Thấp nhiệt ứ trệ trong cơ thể khiến búi trĩ sưng nóng, đau nhức và buốt ở hậu môn. Khi đại tiện thấy có máu tươi nhưng không thấy dịch vàng hay mủ chảy ra. Để giải thể nhiệt độc, sử dụng bài thuốc có tác dụng giải độc, lương huyết, thanh nhiệt và cầm máu cần dùng bài thuốc:
- Bài thuốc: Kim ngân, Hoàng liên, Hạ khô thảo, Hoàng bá, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Hoàng cầm, Đương quy mỗi thứ 12g; Đại hoàng 4g, Sinh địa 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Trị trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại thể huyết ứ điều trị tương tự như trĩ nội thể huyết ứ. Trĩ ngoại thể nhiệt độc dùng bài thuốc và châm cứu tương tự trĩ nội thể nhiệt độc. Tuy nhiên trĩ ngoại là trình trạng búi trĩ bị lòi ra bên ngoài hậu môn nên cần chú trọng các bài thuốc rửa và ngâm. Một số bài thuốc có thể tham khảo như sau:
- Bài 1: Phèn phi và kha tử mỗi thứ 10g. Đem đun sôi kha tử với nước sôi sau đó pha thêm phèn phi vào, ngâm rửa hậu môn.
- Bài 2: Hoàng liên 12g, Hoàng cầm 12g, Khổ sâm 16g, Phác tiêu 8g, Kinh giới 16g, Phòng phong 12g, Đại hoàng 4g, Hoàng bá 20g, Chi tử 10g, Phòng phong 12g. Đem các vị đun sôi và ngâm rửa thường xuyên để giảm viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng nóng rát.
Thực tế, việc điều trị thiếu máu trong bệnh trĩ cần phải điều trị căn nguyên bệnh trước, bệnh trĩ được cải thiện thì tình trạng chảy máu cũng sẽ cải thiện, hạn chế được tình trạng thiếu máu do bệnh trĩ.