Sòi là một loại cây có họ thầu dầu và được xem như là một vị thuốc đông y. Từ lâu cây Sòi đã được các thầy thuốc đông y dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền
Cây Sòi chữa được bệnh gì?
Tìm hiểu về cây Sòi
Thông tin từ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì Cây Sòi có tên khoa học là Sapium sebiferum (L.) Roxb. Sòi là một loại cây có nguồn gốc Đông á ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, sòi thường mọc hoang ở các vùng đồi núi hay còn có thể được trồng để làm kiểng, Cây gỗ rụng lá cao 6m -15m. Lá mọc so le, hình quả trám, dài 3cm-7cm, chóp lá thuôn nhọn, cuống lá dài có tuyến. Sòi thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, là loại cây thuộc hoa đơn tính, màu trắng vàng hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái nhiều, ở gốc, hoa đực ở trên. Hoa đực có đài hình đầu phân thùy hoặc có răng, nhị 2, bao phấn gần hình cầu. Hoa cái có đài hợp, 2-3 thùy và nhụy 3, bầu hình trứng có 3 ô. Quả hạch hình cầu có 3 hạt, cây thường cho quả vào tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hằng năm.
Sòi là một vị thuốc đông Y có tính hơi ấm, vị đắng, có độc; có tác dụng sát trùng, thông tiện, giải độc, tiêu thũng, lợi niệu, trục thủy.
Cây Sòi là một vị thuốc đông y
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây Sòi
Sòi là cây thường mọc hoang ở những vùng đồi núi
- Trị ngộ độc: Dùng lá Sòi 1 nắm giã nhỏ, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống.
- Bệnh sán máng: Lá Sòi 8g -30g, sắc lấy nước uống. Dùng liền trong 20-30 ngày.
- Trị Phù thũng, Rễ Sòi tươi: Lấy màng thứ nhì 15 g, đường 15 g, đun sôi lấy nước uống.
- Chữa Cổ trướng, phù thũng, đại tiện không thông, ứ nước hoặc bí đầy, ăn uống không xuôi: Màng rễ Sòi (lớp trắng ở trong), Mộc thông, hạt Cau, mỗi vị 12 g, sắc lấy nước uống.
Ngoài những bài thuốc chữa bệnh trên thì theo tìm hiểu của các thầy thuốc đông y thì ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta còn dùng Sòi để điều trị tiểu tiện không thông và cả viêm âm đạo.