Mật ong còn được gọi là bách hoa cao hay thạch mật, không chỉ được sử dụng rộng rãi hàng ngày mà còn là dược liệu quý với tác dụng thần kỳ để điều trị bệnh.
- Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu trong Đông Y như thế nào?
- Bài thuốc điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả theo Đông Y
- Chữa sỏi thận bằng những bài thuốc Đông Y hiểu quả
Đối tượng có thể sử dụng bài thuốc Đông Y mật ong
Đối tượng có thể sử dụng bài thuốc Đông Y mật ong
Theo Kiến thức Đông Y, mật ong có tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên, tính sát trùng cao, có mặt trong nhiều phương thuốc, bài thuốc Đông Y được đông đảo người dân sử dụng. Bên cạnh đó khi kết hợp mật ong với các loại thảo dược, hoa quả và thực phẩm khác có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết thương, giảm bệnh rõ rệt. Điển hình mật ong có thể phối hợp với các vị thuốc khác như ngâm chanh đào hay hoa hồng trắng, dứa, tinh bột nghệ, nước gừng, nước cam, … để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như: rát họng, ho, ho nhiều đờm, ho khan, viêm amidal… Táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Ngoài ra mật ong còn được dùng để trị tăng huyết áp, đau dây thần kinh, viêm xoang, nhiệt miệng, mất ngủ, giảm stress, chữa thấp khớp, cai thuốc lá, làm đẹp… Chính điều này đã tạo nên công năng kỳ diệu của mật ong trong kinh tỳ và phế.
Khí hư bất túc, tỳ vị hư nhược, mặt vàng người gầy, mệt mỏi rã rời, ăn uống giảm sút, đại tiện phân xấu, mạch mềm yếu. Người thể hư, sau khi ốm không điều hòa hoặc bị bệnh lâu mà có chứng nói trên đều là đối tượng có thể dùng được.
Khám phá tác dụng thần kỳ của mật ong trong Đông Y bạn nên thử
Khám phá tác dụng thần kỳ của mật ong trong Đông Y bạn nên thử
Nhằm tăng cường tác dụng kinh phế của các vị thuốc như tang bạch bì, tỳ bà diệp, ma hoàng,… bạn tiến hành chích mật ong với các vị thuốc trên. Theo Y học Cổ truyền Sài Gòn, ma hoàng là vị thuốc có tác dụng giúp thoát ra mồ hôi, giảm ho, đờm, suyễn tức, hạ sốt; được sử dụng trong các chứng sốt cao, mồ hôi không ra được, cảm mạo phong hàn,… Tuy nhiên khi muốn sử dụng tác dụng giảm ho, bình suyễn của ma hoàng trong các bệnh viêm phế quản mạn tính với các triệu chứng ho, khó thở, đờm nhiều, ma hoàng sẽ được chích với mật ong, khi đó tác dụng làm ra mồ hôi của ma hoàng sẽ giảm đi và thay vào đó là tăng tác dụng chỉ ho.
Mặt khác do vận hóa của tỳ vị không nghiền kỹ được thủy cốc thật tinh vi, không điều hòa nên lúc chữa tỳ vị hư nhược phải có thuốc bổ khí giúp thêm mới giúp được tỳ vị vận hóa được. Sâm, Kỳ vốn thường dùng, lúc cần gia thêm Phụ, Quế để ôn vận tỳ dương. Bài này dù dùng Cam thảo, Phục linh kiện tỳ, Nhân sâm bổ khí, Bạch truật phối với nhau là xử lý theo tỳ hư, khí hư có quan hệ chặt chẽ với nhau, phù hợp cho người tỳ hư khí nhược. Nhưng do sự vật phát triển thường không cân bằng trong lâm sàng có lúc nặng về khí hư,nhưng lúc nặng về tỳ hư thêm cả khí trệ, có khi thiên về thấp đàm nên lúc dùng bài thuốc này cần căn cứ theo tình trạng bênh nặng hay nhẹ, hoãn cấp mà chú trọng kiện tỳ hoặc chú trọng bổ khí mới chữa trúng bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong cách chữa và dùng thuốc của Đông y, bổ khí và kiện tỳ mặc dù có sự phân biệt nhất định nhưng khí hư và tỳ hư luôn có quan hệ mật thiết với nhau, thường là nhân quả nên trong hai cách chữa bổ khí và kiện tỳ phải vận dụng phối hợp với nhau. Do tỳ vị là “gốc của hậu thiên” cơ năng vận hóa của tỳ vị là nguồn sinh hóa khí huyết của người nên giỏi chữa khí hư thường từ bắt tay vào kiện tỳ trước.
Có thể nói, mật ong là vị thuốc mang đến những tác dụng chữa bệnh diệu kỳ nếu được áp dụng đúng. Ngày nay, mật ong ngày càng được quan tâm với những tác dụng không ngừng được phát hiện từ các nhà khoa học.