Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa. Vậy chữa đau mắt đỏ bằng thuốc đông y như thế nào?
- Những bài thuốc bắc trị mụn hiệu quả ngay tại nhà
- Những bài thuốc đông y chữa bệnh thủy đậu ngay tại nhà
- Những cách chữa viêm họng “thần tốc” ngay tại nhà
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Theo mục Bài thuốc Đông Y, nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác gây ra bệnh đau mắt đổ. Đơn giản nhất là nguyên nhân do khói bụi, hay do thói quen vệ sinh cá nhân của từng người, nguồn nước ô nhiễm.. cũng là những lý do cơ bản dẫn đến đau mắt đỏ.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng thường gặp là cương tụ (đỏ) ở vùng kết mạc (lòng trắng mắt), kèm theo xuất tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy ghèn dính đầy mắt, làm dán chặt 2 mi lại.
Bệnh nhân còn cảm giác cộm xốn, đau, sưng phù 2 mi mắt. Có thể có những vết xuất huyết ở kết mạc hay nước mắt có màu hồng. Bệnh thường xảy ra ở 1 mắt trước, sau đó lan sang mắt còn lại.
Ngoài ra còn các triệu chứng kéo theo như có nhiều rỉ mắt, chảy nước mắt, cảm thấy khó chịu ở mắt như cộm, ngứa mắt…cũng có thể kèm theo ho và sốt nhẹ.
Mắt của bạn chuyển sang màu đỏ, sau khi bị một mắt sẽ lây sang mắt thứ 2. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ không ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Bệnh có thể kéo dài 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn vì vậy khi thấy có các biểu hiện về mắt bạn nên đi khám thầy thuốc ngay để điều trị đúng cách nhất.
Cách chữa đau mắt đỏ ngay tại nhà bằng bài thuốc đông y
Bài 1: Chi tử 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 4g.
Bài 2: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 10g,sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Hạ khô thảo 12g, thảo quyết minh 10g, bồ công anh 12g.
Bài 4: Linh dương giác 2g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g.
Bài 5: Cúc hoa 9g, lá dâu 6g, câu đằng 6g, liên kiều 9g, cát cánh 6g, cam thảo 3g, sa tiền thảo 9g.
Bài 6: Thảo quyết minh 16g, cúc hoa 12g, hoàng liên 8g, hạ khô thảo 16g, hoặc nga bất thực thảo (cỏ cóc mẩn) 15g.
Bài 7: Bạch cúc hoa 6g, bạch tật lê 4g, khương hoạt 4 g, mộc tặc 6g, thuyền thoái 4g, nghiền thành bột, uống với nước chè sau bữa ăn hoặc đem sắc uống. Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Bài 8: Sa tiền tử 18g, bạch tật lê, hoàng cầm, thảo quyết minh, long đởm thảo, cúc hoa mỗi thứ 18g. Tán thành bột, uống mỗi lần 9g, ngày 3 lần với nước cháo.
Bài 9. Thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, mẫu đơn bì 12g, bạch phục linh 12g, cúc hoa 12g, câu kỳ tử 12g (Kỷ cúc địa hoàng thang).
Bài 10: Thạch quyết minh 12g, tang diệp 16g, câu kỳ tử 12g, sắc uống hoặc dùng thạch quyết minh 24g nấu với gan dê hoặc gan lợn chia 2 lần ăn trong ngày.
Bài 11: Thanh tương tử (hạt cây mào gà trắng) 5g, quyết minh tử 10g, hoàng liên 2g, tần giao 2g, tiền hồ 3g, đại hoàng 3g, thăng ma 3g, hoàng cầm 2g, chi tử nhân 5g, trần bì 3g, chỉ xác 3g, địa cốt bì 3g, huyền sâm 4g, xích thược 5g, linh dương giác 0,5g, sa tiền tử 5g, cúc hoa 8g, cam thảo 5g,tán thành bột,mỗi lần uống 8 – 10g,ngày 3 lần,sau bữa ăn.
Bài 12: Chữa đau mắt đỏ phù nề, mờ mắt: Thảo quyết minh, cam cúc hoa, sơn chi tử, cốc tinh thảo, mạn kinh tử, mỗi thứ 10g, xuyên khung, thuyền thoái, phòng phong, khương hoạt, cam thảo, hoàng cầm, mộc tặc, kinh giới, bạch tật lê, mật hồng hoa mỗi thứ 5g. Tán thành bột uống 3 – 6g/lần, ngày 2 – 3 lần.
Bài 13: Chữa nhức đầu, mắt đỏ, sưng đau: Thảo quyết minh 10g, mộc tặc 4g, thược dược 4g, hoàng cầm 4g, khương hoạt 4g, cam thảo, mạn kinh tử, xuyên khung, mỗi thứ 4 g, thạch quyết minh 10g, cúc hoa 8g, tán thành bột, uống mỗi lần 5g, ngày 2 – 3 lần.
Nguồn: Cao đẳng Dược