Có rất nhiều phương pháp giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, một trong số đó có các bài thuốc đông y chữa mất ngủ được áp dụng rất nhiều và đạt kết quả như mong đợi.
- Những cách chữa viêm họng “thần tốc” ngay tại nhà
- Những bài thuốc bắc trị mụn hiệu quả ngay tại nhà
- Bài thuốc đông y từ sắn dây thanh lọc giải nhiệt tốt nhất
Nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ
Do tuổi tác, giới tính: Chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn trung niên tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi, bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào bao đêm, mặc dù ban ngày bạn ngủ ít hoặc không ngủ.
Theo nghiên cứu của một trường đại học Anh quốc, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, do phụ nữ có nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh hơn hơn đàn ông. Cộng thêm việc chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng khiến hóc môn giới tính mất cân bằng. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng nữ giới, họ thường nhạy cảm hơn bình thường, tâm trạng hay bồn chồn, lo âu.
Do ngoại cảnh: Tiếng ồn hay ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Bạn thắc mắc tại sao lại bị mất ngủ trong khi công việc không quá bận rộn? Thủ phạm rất có thể là tiếng động từ nhà hàng xóm, tiếng xe cộ, hay công trình đang thi công ở gần đó, hoặc cũng có thể do ánh đèn hắt ra từ chiếc điện thoại của bạn.
Do bệnh lý: Nếu bạn mắc một số bệnh sau đây: cảm cúm, viêm xoang, huyết áp, đau xương khớp, viêm loét dạ dày, đại tràng hay rối loạn tiểu tiện thì giấc ngủ của bạn cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, khi đang sử dụng các loại thuốc chứa caffeine có tác dụng kích thích bộ não trở nên hưng phấn hơn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.
Do bị stress: Những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến thần kinh bạn lúc nào cũng căng như dây đàn, cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thì chắc chắn bạn cũng khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Những bài thuốc đông y chữa chứng mất ngủ
Bài thuốc 1: Chủ trị can khí uất
Trường hợp mất ngủ do can khí uất thường có những biểu hiện như cáu gắt, căng thẳng, buồn bã. Bởi can khí uất gây ra tâm phiền nên dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, đồng thời còn kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt. Người bệnh cần dùng bài thuốc sau để dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn:
Sài hồ 12g, bạch truột 8g, sinh địa 12g, hạc hà 8g, táo đỏ 3 quả, cam thảo 6g, gứng nướng chín 1g, trần bì 6g, mạch môn 12g, hàng cầm 8g, bán hạ 12g.
Các vị thuốc cho lên sắc với 5 bát nước, đun đến khi còn lấy được 3 bát nước để chia ra uống làm 3 lần trong 1 ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi có thể ngủ ngon và an giấc
Bài thuốc 2: Tâm tỳ hư
Các triệu chứng thường thấy là mất ngủ cả đêm, ngủ không sâu giấc, hay mê man, kèm theo chứng tim hồi hộp, đãng trí, chân tay mỏi, sắc mặt vàng, dễ tụt huyết áp và ăn uống kém. Vì vậy người bệnh cần dùng bài thuốc đông y chữa mất ngủ bằng cách bổ tâm tỳ, tăng khí huyết.
Bao gồm: Thục địa, đương quy, mạch môn, táo nhân, phục thần, đẳng sâm, hoàng kỳ, long nhãn …mỗi vị 12g, bạch truột 16g, hạt sen 16g, quế nhục 4g, cam thảo 4g, mộc hương 4g. Đem sắc với 5 bát nước, đun đến khi còn 3 bát thì chia ra uống 3 lần trong một ngày.
Bài thuốc 3: Thận âm hư
Khi thận âm hư, ngoài chứng mất ngủ, người bệnh còn cảm thấy buồn bực, hồi hộp, lo lắng, táo bón, hay đau đầu chóng mặt, đau mỏi lưng… Cần dùng bài thuốc Đông y: bổ thận âm, hạ hỏa để dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn:
Thục địa 20g, đan bì 10g, hòa sơn, ngưu tất, bạch linh, phục thần, trạch tả, mạch môn, sơn thù mỗi loại 12g. Cũng sắc lấy 3 bát nước uống trong ngày. Đặc biệt cần kiêng những đồ ăn cay nóng khó tiêu hóa và những đồ có tính lạnh như hải sản…
Bài thuốc thứ 4: Bài thuốc Định tâm An thần thang
Bài thuốc Định tâm An thần thang chủ trị các chứng bệnh: mất ngủ, khó ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, chứng hay quên ở người mất ngủ.
Thành phần chính của bài thuốc bao gồm: Phục thần, Toan táo nhân, Bình vôi, Viễn trí, Hoàng kỳ, Đại táo. Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục…cùng nhiều vị thuốc thảo dược khác được gia giảm tùy vào cơ địa, thể trạng, nguyên nhân sinh bệnh khác nhau ở mỗi người.
Nguồn: Cao đẳng Dược