Thầy thuốc đông y chia sẻ cách bấm huyệt chữa đau bả vai phải

Ngoài các phương pháp điều trị theo y học hiện đại thì bấm huyệt chữa đau bả vai cũng được rất nhiều người ưa chuộng áp dụng. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào?

Tìm hiểu về đau bả vai phải

Khớp vai là một trong những khớp lớn tham gia hầu hết các hoạt động vận động của cơ thể. Chính vì thế, tình trạng đau ở bả vai diễn ra phổ biến trong cuộc sống hiện tại, nhất là đau bả vai phải.

Đau bả vai phải có thể xuất hiện sau một chấn thương do ngã va đập. Sau một thời gian dài vận động hay đơn thuần là sau một giấc ngủ. Vậy chính xác những nguyên nhân gì gây ra đau bả vai phải?

Nguyên nhân gây đau bả vai phải

Theo Y Học Hiện Đại tình trạng đau bả vai phải có thể do các nguyên nhân về sinh hoạt cá nhân như làm việc nghỉ ngơi sai tư thế, vận động quá mức hay tập luyện thể thao thiếu khoa học, làm việc quá sức thường xuyên, chấn thương hay ngã trong quá trình vận động. Bên cạnh đó, đau bả vai phải có thể là triệu chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai. Hoặc nguy hiểm hơn có thể là tín hiệu của một cơn đau thắt ngực ở những người có tiền sử bệnh tim.

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, đau bả vai phải được quy vào chứng tý. Nguyên nhân do tà khí phong hàn xâm phạm (gặp nơi ẩm lạnh, dầm mưa, thay đổi thời tiết đột ngột ảnh hưởng tới cơ thể), khí trệ huyết ứ (chấn thương, sang chấn, ngã), can thận bất túc kết hợp phong hàn thấp (do dinh dưỡng cơ thể không tốt ảnh hưởng can thận kết hợp gặp gió lạnh mưa ẩm).

Đau bả vai phải có nguy hiểm hay không?

Đau bả vai phải có nguy hiểm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Với những trường hợp đau vừa và nhẹ, tác nhân liên quan đến như do sai tư thế hay vận động mạnh kéo dài thường không nghiêm trọng. Cơn đau có thể được cải thiện bằng một số bài tập đơn giản hoặc xoa bóp bấm huyệt tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp cơn đau dữ dội kịch liệt hay kéo dài lâu ngày (trên 5 ngày), liên quan đến các chấn thương hoặc bệnh lý nội khoa. Đây thường là những cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến trung tâm y tế để thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Bấm huyệt gì để điều trị đau bả vai phải?

Các huyệt thường dùng điều trị đau bả vai phải là: Kiên Trung Du, Đại Chùy, Kiên Tỉnh, Phong Môn, Kiên Ngung, Kiên Trinh, Thiên Tông, Đại Trữ, Khúc Viên, Cự Cốt, Bỉnh Phong..

Cách xác định vị trí huyệt đạo cơ thể như sau:

  • Kiên Trung Du: cách đường giữa lưng 2 thốn (đơn vị đo lường của đông y, một thốn bằng chiều dài đốt giữa ngón tay trỏ) ngang đốt sống cổ 7 (chỗ lồi cao nhất khi cúi đầu)
  • Đại Chùy: dưới chỗ lõm đốt sống cổ 7
  • Kiên Tỉnh: trên đỉnh vai, giao điểm đường thẳng đi qua đầu ngực với đường ngang nối với huyệt Đại Chùy
  • Phong Môn: dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1.5 thốn
  • Kiên Ngung: dang tay thẳng, huyệt tại chỗ lõm xương bả vai – cánh tay
  • Kiên Trinh: trên nếp nách sau 1 thốn
  • Thiên Tông: dưới hố xương bả vai
  • Đại Trữ: từ huyệt Đại Chùy xuống 1 thốn rồi ngang ra ngoài 1.5 thốn
  • Khúc Viên: chỗ hõm cong trên xương vai
  • Cự Cốt: chõ lõm khe của 2 xương chéo nhau, tính từ đầu vai đi vào
  • Bỉnh Phong: dơ tay lên huyệt tại chỗ lõm trên gai xương bả vai

Bấm huyệt trên từ 10 – 20 phút/ lần, kết hợp xoa bóp kèm theo sẽ hỗ trợ giảm đau hiệu quả cơn đau bả vai.

Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết bấm huyệt chữa đau bả vai hay bấm huyệt trị đau vai gáy được áp dụng rất nhiều trong Y Học Cổ Truyền. Tuy nhiên, việc xác định vị trí bấm huyệt rất quan trọng, người bệnh nên nhờ sự tư vấn và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn, tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *