Cây Anh túc và những lợi ích có thể bạn chưa biết

Cây Anh túc hay còn được gọi là cây thuốc phiện cái tên của nó cũng sẽ đẹp như cách mà chúng ta gọi vậy. Kì thực cây Anh túc là cây thân thảo để chế tạo ra thuốc phiện nhưng nếu sử dụng vào mục đích tốt thì nó lại là một loại thần dược.

Cây Anh túc và những lợi ích có thể bạn chưa biết

Hoa anh túc có lợi và hại như thế nào?

Anh túc là cây thân thảo, tuổi thọ 2 năm. Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè, mọc riêng lẻ ở ngọn, hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng. Hoa chóng rụng, quả sóc hình cầu, trong có nhiều hạt nhỏ. Đông y sử dụng vỏ quả để làm thuốc, lương y thường ghi trong đơn thuốc là “vỏ ngự mễ” hoặc “anh xác”. Sau khi “lấy nhựa”, mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt Anh túc chứa 50% dầu, có thể ép dầu. Vỏ Anh túc tính bình, vị chua chát, độc, chứa morphin, codein, Narcotin, papaverin,… Khoảng hơn 30 alkaloid, có tác dụng giảm đau, giảm ho, ngừng ỉa chảy, dùng chữa các bệnh ho hen lâu ngày, đau sườn, đau ngực, đau bụng, kiết lị lâu không khỏi, còn dùng chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.

Cây Anh túc và những lợi ích có thể bạn chưa biết

The tin tức từ chuyên trang Vị thuốc Đông Y: Cây Anh túc được tìm thấy đầu tiên ở Hy Lạp và phổ biến ra nhiều nước Châu Âu, Châu Á. Tại Việt Nam cây được gọi với tên cây thuốc phiện, Anh túc, Phù dung, Á phiện. Cũng vì vẻ đẹp của hoa mà nhiều người đã gọi với cái tên rất hấp dẫn ” Nàng tiên “. Với tốc độ lan truyền khủng khiếp về tác dụng của thứ rượu ngâm cây anh túc là bổ thận, tráng dương đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác như sốt rét, đau nhức xương… thì nó nghiễm nhiên được coi như “thần dược”. Không những thế, có người còn đồn thổi rằng, muốn sinh con trai thì trước khi vợ chồng gần gũi nhau nên làm một chén?

Để hiểu rõ hơn về tác dụng thực của nó, tôi đã “diện kiến” một số chuyên gia, bác sĩ, những nhà nghiên cứu trong giới Đông y nhưng sự thật không như đồn thổi.

Lương Y Bùi Thành Trung là một trong những nhà nghiên cứu về những Bài thuốc Đông Y cho biết: Tôi không tin tác dụng của cây anh túc khi được ngâm rượu. Khi bị sưng tấy dùng lá cây anh túc nhai nát rồi đắp vào chỗ đau có thể làm giảm đau, đó là sự thật. Vì trong nó có chứa ít nhiều hoạt chất gây nghiện và nó giảm đau hiệu quả. Nhưng khi ngâm với rượu thì lại khác. Uống vào không những không hiệu quả mà ngược lại có thể phản tác dụng, rất có thể gây ra ngộ độc đối với người sử dụng”. Ông Khuyên cũng cho biết thêm: “Trong nhiều bài thuốc, Đông y cũng dùng kết hợp với chất nhựa được trích từ quả cây anh túc nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ, giờ thì không mấy ai dùng nữa. Còn với mật ong hoa anh túc, nếu cho thêm thành phần từ mủ thuốc phiện rất dễ gây nghiện nếu sử dụng lâu dài. Pha lẫn rượu có thể còn dễ nghiện hơn”.

Mang vấn đề này trao đổi với GS.TS Trương Việt Bình, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, ông Bình cho rằng: Thật hoang đường khi nói rượu ngâm cây anh túc có thể chữa bệnh hay có những tác dụng thần kỳ nào khác.

Đơn giản bởi cây anh túc có hoạt chất chính là dịch nhựa khi đã được bào chế thành thuốc phiện. Chưa có một nghiên cứu nào về những tác dụng của thân, rễ, lá khi ngâm rượu. Nếu có thì chỉ gây hại cho thần kinh. Hơn nữa, khi ngâm rượu với thảo dược không rõ nguồn gốc, không an toàn, nó có thể chứa những độc tố nguy hiểm đến cơ thể con người.Nhiều người còn lo ngại nếu dùng rượu ngâm cây anh túc thời gian dài có thể còn dẫn tới chứng mất trí nhớ, rối loạn thần kinh. Vô hình trung khi đó “thần dược” sẽ trở thành độc dược, hậu quả khó lường.

Việt Nong – thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *