Tìm hiểu những tác dụng và bài thuốc đông y chữa bệnh từ Ba chạc

Cây ba chạc một vị thuốc rất phổ biến ở Tây Bắc.  Thường được sử dụng để điều trị chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ sốt cao co giật…

Cây Ba chạc

Tìm hiểu những đặc điểm về cây Ba chạc

Tên gọi

Tên khác: Cây ba chạc còn được nhân dân các vùng miền gọi là cây dầu dấu, bí bái, chè đắng, mạt.

Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng) Merr. Thuộc họ cam.

Bộ phận dùng

Toàn cây gồm: Lá, cành nhỏ, thân và rễ đều được dùng làm thuốc.

Tính vị, Quy kinh

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, cây Ba chạc có vị đắng, tính mát. Vào 2 kinh can và tỳ vị.

Thành phần hoá học

Toàn thân cây ba chạc có các chất flavonoid, cumarol, phytosterol và tinh dầu mùi thơm nhẹ. Tinh dầu chứa α-pinen và furfuraldehyd. Rễ có vết alcaloid.

Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy:

  • Nước sắc 1/1 lá Ba chạc làm ức chế trực khuân lỵ Shigella.
  • Ba chạc có tác dụng kích thích sự tiết sữa (thử nghiệm trên chim bồ câu).

Một số tác dụng và bài thuốc từ cây ba chạc

Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ về dược liệu Ba chạc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa

Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày.

Bài 2: Chữa mẩn ngứa, ghẻ

Chuẩn bị: Lá ba chạc tươi: 50 – 100g.

Nấu nước tắm, dùng khi nước ấm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Chữa tê thấp, xương đau nhức

Chuẩn bị: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi, cây sau sau.

Mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 – 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 – 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Dự phòng  nhiễm cảm cúm

Chuẩn bị: Ba chạc 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g.

Dùng trong 1 tuần.

Bài 5: Điều hòa kinh nguyệt

Chuẩn bị: Rễ ba chạc 12g

Sắc uống 3 lần 1 ngày, trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Bài 6: Cầm máu vết thương

Kết hợp lá ba chạc tươi với cỏ nhọ nồi theo tỷ lệ 1:2. Rửa sạch thuốc, giã nát đắp vào nơi cần điều trị rồi băng lại. 

Bài 7: Chữa tổn thương ngoài da, tiêu viêm kích thích lên da non

Dùng 2 phần lá ba chạc tươi và một phần cỏ nhọ nồi. Đem giã và đắp vào tổn thương tương tự như khi cầm máu. Qua ngày hôm sau thay thuốc mới.

Bài 8: Trị đau nhức xương khớp, đau gân, liệt nửa người

Dùng 4 – 12g rễ khô sắc uống. Có thể thay thế rễ bằng vỏ thân.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng cây ba chạc

Trong quá trình điều trị bệnh bằng vị thuốc đông y ba chạc cần lưu ý:

  • Thăm khám và hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng
  • Tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Tránh sử dụng thuốc trong nhiều tháng liên tục.
  • Đối với mỗi chứng bệnh, nên có chế độ kiêng cữ thích hợp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của bá chạc.

Cần thông báo cho thầy thuốc biết tất cả các loại tân dược, sản phẩm bổ sung bạn đang sử dụng nhằm tránh hiện tượng tương tác thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *