Bài viết dưới đây chia sẽ nội dung về Bài thuốc Đông y điều trị bệnh tiểu đường bằng vị thuốc giảo cổ lam an toàn và hiểu quả.
- Bài thuốc Đông y điều trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
- Vị thuốc Câu đằng trị bệnh cao huyết áp như thế nào?
Vị thuốc Giảo cổ lam
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết Giảo cổ lam là loại dược liệu quý. Từ xa xưa, vị thuốc này đã được vua chúa sử dụng để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi. Vì vậy, người Trung Quốc đã ưu ái đặt tên cho loại cỏ này là “cỏ trường thọ”. Ở Nhật Bản, thảo dược này là được gọi là “phúc ẩm thảo” và đã được các nhà khoa học Nhật Bản công nhận đây là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Tên gốc: Giảo cổ lam
Tên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
Đây là loại cây thân thảo, có tua cuốn đơn để leo, thuộc loại hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này có hình dáng giống lá kép hình chân vịt. Mỗi cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả có có hình cầu, đường kính từ 5 – 9mm, khi chín có màu đen. Loại cây này thường mọc ở khu rừng ẩm, thưa tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước châu Âu…
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Loại thảo dược này còn chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Theo nghiên cứu, cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, gấp 3 – 4 lần nhân sâm.
Giảo cổ lam có chứa chất saponin giống như nhân sâm có tác dụng giảm đường huyết, kích thích tăng tiết insulin, ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường. Không những thế nó còn giúp ổn định huyết áp, chống tích tụ tiểu cầu, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, tăng miễn dịch, ngăn ngừa stress….
Bài Đông y chữa tiểu đường bằng giảo cổ lam
Theo bác sĩ Trung cấp Y học cổ truyền giảo cổ nam kết hợp với một số vị thuốc có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường hiệu quả
Nguyên liệu bài thuốc
- 40g giảo cổ lam
- 20gr cỏ ngọt
- 1 lít nước lọc
Cách sử dụng
Phơi cỏ giảo cổ lam và cỏ ngọt khô, sau chia làm 2 đến 3 lần rồi pha với nước uống như trà bình thường mỗi ngày. Lưu ý, không sắc hai thuốc vì sẽ làm mất đi mùi vị.
Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam chữa tiểu đường
Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc Đông y từ dược liệu Giảo cổ lam trong hỗ trợ và điều trị bệnh như sau:
Thời gian uống: Uống buổi sáng và đầu giờ chiều, không uống vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì giảo cổ lam có khả năng gây mất ngủ.
Các đối tượng cần lưu ý đặc biệt: Với người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no, hoặc thêm một vài lát gừng. Nếu người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống. Với người dùng giảm béo: Không nên ăn quá nhiều do Giảo Cổ Lam giúp đốt mỡ thừa tốt nhưng lại kích thích tiêu hóa gây đói bụng và ngủ ngon.
Các triệu chứng phụ lần đầu sử dụng: Giảo Cổ Lam khi uống xong sẽ có cảm giác nóng người, một số trường hợp huyết áp tăng nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần uống thêm nước lọc, sau một thời gian cơ thể tự điều chỉnh lại các triệu chứng trên sẽ tự hết.
Đối tượng không nên dùng: Giảo Cổ Lam có chứa saponin nên phụ nữ có thai, đang chảy máu, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.