Theo Đông Y, rau cải hoang có vị cay, tính ấm, đi vào kinh phế, thường dùng làm món ăn hàng ngày, ngoài ra còn có tác dụng giảm ho, long đờm.
- Những tác dụng không ngờ của trái hồng xiêm gởi đến bạn đọc
- Lợi ích không ngờ cho sức khỏe của quả anh đào mà bạn chưa biết
- Vị thuốc “quý” trong Đông Y thiên hoa phấn chữa bệnh đái tháo đường
Món ăn bài thuốc có công dụng chữa bệnh từ rau cải hoang
Món ăn bài thuốc có công dụng chữa bệnh từ rau cải hoang
Nhân dân ta hay hái về làm rau ăn sống, làm thuốc giải nhiệt, khí hư, thông tiểu tiện, chữa bạch đới, mất ngủ… Có nơi giã nát cây tươi để đắp lên những chỗ sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa… Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y từ rau cải hoang:
Bài 1: Cải hoang lấy 20 đến 30g nấu canh ăn hoặc hãm trà uống từ 5 đến 7 ngày, là Vị thuốc Đông Y có công dụng thanh nhiệt lương huyết, bù tân dịch, giải thử. Thích hợp cho những người cảm sốt, mất nhiều mồ hôi, háo khát,… Có thể cho thêm lá sen non để hiệu quả hơn.
Bài 2: Cải hoang, sài đất, tất cả đồng lượng từ 20 – 30g đem xào hoặc nấu canh ăn 5 – 10 ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm tán kết. Thích dụng trị các chứng rôm sảy, viêm họng cấp và mạn tính, viêm phổi, ho, lở ngứa, mụn nhọt…
Bài 3: Cải hoang, mã đề, lá sen non, tất cả đồng lượng dùng 15 – 20g đem nấu canh ăn hoặc sắc uống hằng ngày, có công dụng thanh can, tiêu phù, giáng hoả, lợi niệu, phá báng tích. Thích dụng cho các trường hợp gan nhiễm mỡ, xơ gan cổ trướng, rối loạn chuyển hoá gan, viêm nhiễm đường tiết niệu…
Một số bài thuốc Đông Y từ rau cải hoang
Bài 4: Cải hoang 20 – 30g, chân giò lợn 20 – 30g, hoàng kỳ dùng 15 – 20g. Hoàng kỳ sắc kiệt lọc lấy nước bỏ bã, sau đó cho chân giò vào ninh nhừ, tiếp đó cho rau cải hoang vào nấu canh ăn tầm 2 – 3 bữa trên tuần. Có tác dụng bồi bổ cơ thể, thích dụng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, thiếu máu, phụ nữ mới sinh nở, thiếu máu, sau phẫu thuật, phụ nữ mới sinh nở, người mới ốm dậy, thời kỳ kinh nguyệt…
Bài 5: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn bạn cần chuẩn bị cải hoang 20g, mã đề 20g, củ cải 10g, tất cả đem xào hoặc nấu canh ăn từ 5 – 7 ngày, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp tiêu phù. Thích dụng trong các trường hợp viêm gan thể ứ nước, viêm thận cấp và mạn tính, suy tim, tràn dịch màng phổi, tiểu khó, tiểu ít, tiểu rắt…
Bài 6: Cải hoang lấy 5 – 10g, hoa bưởi 3 – 5g đem hãm trà uống hằng ngày có tác dụng ích khí, tiêu thực, cường vị. Thích dụng trong các trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy bụng sinh hơi, ngáp vặt, viêm loét dạ dày, nôn nấc…
Bài 7: Sỏi thận, sỏi bàng quang: cỏ bợ tươi giã nát, thêm nước, gạn lấy nước uống vào buổi sáng, mỗi lần 1 bát, dùng liên tiếp 5 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngọn non cây dứa dại 20g, cây phèn đen 10g, cây ngải cứu 10g. Thêm nước gạn uống.