Đau bụng khi kỳ kinh nguyệt đến là một hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết đến việc chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc đông y.
- Các bài thuốc đông y từ cây rau bầu đất
- Cách chữa đau mắt đỏ ngay tại nhà bằng bài thuốc đông y
- Những bài thuốc đông y chữa bệnh thủy đậu ngay tại nhà
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ
Đau bụng kinh là như thế nào?
Mỗi tháng khi đến ngày hành kinh, nữ giới thường xuất hiện các triệu chứng: Buồn nôn, chóng mặt, chướng bụng, căng tức ngực… đặc biệt là đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh.
Có người đau âm ỉ phần bụng dưới nhưng có những người đau dữ dội, vật vã. Hiện tượng này cũng có thể lan rộng ra phần xương chậu, xuống đùi và phía 2 bên thắt lưng. Cơn đau bụng có thể kéo dài từ mấy tiếng đến vài ngày gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.
Theo y học cổ truyền, đau bụng trong kỳ dữ dội xuất phát từ việc khí huyết, âm dương trong cơ thể không được điều hòa dẫn đến huyết kinh ứ trệ.
Theo y học hiện đại, bác sĩ Y học cổ truyền Lê Thị Ngoan giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi đau bụng kinh người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai để ức chế cơn co bóp của tử cung, làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài, đồng thời thuốc còn gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến dạ dày, hệ thống tim mạch… đặc biệt là gây ảnh hưởng đến rối loạn chu kì kinh nguyệt của phụ nữ.
Vậy làm thế nào để chữa đau bụng kinh hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc đông y sau.
Chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc đông y
Chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc đông y
Bạn có thể sử dụng các vị thuốc thảo dược uống thường xuyên mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm các cơn đau bụng mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào đối với cơ thể. Các bài thuốc đông y dưới đây không chỉ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh mà còn giúp bổ máu, khí huyết lưu thông:
Cây ích mẫu
Ích mẫu còn được gọi bằng các tên gọi khác như: Ích minh, cây sung ý, cây chói đèn, cây làm ngài… Cây cao khoảng 1m, thân hình vuông, phân thành nhiều nhánh. Lá cây thường ở gốc, phiến lá dài có hình tim. Hoa ích mẫu màu tím hoặc hồng, xẻ làm 2 môi bằng nhau.
Trong ích mẫu có chứa các chất hóa học như: leonurin, atachydrin, 3 loại alcaloid, 3 flavonsoid và glucosid. Những hoạt chất này có tác dụng đến huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh và tử cung… Ích mẫu có vị cay, đắng, tính mát có tác dụng hoạt huyết, tiêu thủy, điều hòa kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, ứ huyết sau khi sinh đẻ, giảm đau, bế kinh…
Cách dùng: Chỉ nên dùng từ 10 – 30g ích mẫu mỗi ngày, bạn có thể sắc lên và uống ngày 2 – 3 lần. Lưu ý: Không sử dụng ích mẫu quá liều lượng có thể gây ra sẩy thai.
Ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu, kỳ ngải cứu, hoàng thảo… Đây là loại thảo dược sống lâu năm, cao khoảng 56 – 60cm, lá sẻ lông chim, có mùi thơm và hoa mọc thành chùm.
Thành phần hóa học của ngải cứu gồm có: Các hoạt chất Folium, Ferneol, Atermose, Cineol… Theo Y học cổ truyền, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng do hành kinh, cầm máu, băng huyết, kháng khuẩn… rất hiệu quả.
Cách dùng: Để điều trị đau bụng kinh bằng ngải cứu bạn có thể sử dụng hương phụ, ngải cứu 500g đem đun sôi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30ml trước khi ăn sáng và tối.
Việc sử dụng các vị thuốc thảo dược đem lại hiệu quả chữa đau bụng kinh cao, lâu dài và an toàn nhưng có nhược điểm là tốn thời gian thực hiện.
Nguồn: Cao đẳng Dược