Y sĩ y học cổ truyền mách bạn những món ăn bài thuốc từ bí đỏ

Bí đỏ có còn gọi bí rợ, bí ngô. Toàn bộ cây bí đỏ có thể vừa làm rau vừa làm thuốc chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả vậy bạn đã biết đến những bài thuốc đó chưa?

Y sĩ y học cổ truyền mách bạn những món ăn bài thuốc từ bí đỏ

Y sĩ y học cổ truyền mách bạn những món ăn bài thuốc từ bí đỏ

Theo Y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt kém, viêm gan, thận yếu.

Hoa bí, ngọn bí, lá bí tác dụng thanh nhiệt, mát phế, kiện tỳ, tiêu đàm, liễm mồ hôi, sử dụng tốt với chứng ho đàm, táo bón, viêm mật, kiết lỵ, khó ngủ, tiểu đường, tim mạch, huyết áp.

Dinh dưỡng của bí đỏ đối với sức khỏe con người như thế nào?

Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.

Theo các chuyên gia giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E – một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.

Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.

Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.

Nhà trường tuyển sinh đào tạo Y sĩ y học cổ truyền năm 2019

Nhà trường tuyển sinh đào tạo Y sĩ y học cổ truyền năm 2019

Một số món ăn bài thuốc từ quả bí đỏ

 Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn giới thiệu một số món ăn thuốc chữa bệnh từ bí đỏ như sau:

  • Chữa đau đầu chóng mặt mạn tính:bí đỏ hầm đậu phụng hoặc hầm xương thịt gà, vịt đều tốt.
  • Chữa đái tháo đường: bí đỏ 200g, đậu xanh 100g, xương heo 100g, hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ.
  • Chữa ho khan, ho đàm do phế yếu:bí đỏ 100g, đậu phụng 40g, hầm ăn tuần vài lần.
  • Chữa đau đầu chóng mặt nhức do can phong:bí đỏ 100g, đuôi lợn 100g, lạc 40g, hầm nhừ ăn.
  • Chữa viêm gan: bí đỏ 200g, gan heo 100g nấu cháo.
  • Chữa giun sán:mỗi lần dùng 30-50g hạt bí rang bóc vỏ ngoài ăn lúc bụng đói, sau uống thuốc xổ, ăn vài lần thấy hiệu nghiệm.
  • Chữa tiểu đường: quả bí xanh 50-100g hầm với thịt vịt 50g và gia vị vừa đủ ăn trong nhiều ngày.
  • Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến:ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày.
  • Chữa trẻ em giun kim: hạt bí 30-50g rang vàng ăn lúc bụng đói. Nên nhớ rang ở nhiệt độ nhỏ và lâu sẽ giữ được hàm lượng dầu hữu ích có trong hạt.
  • Trị tiểu không tự chủ, đau mỏi khớp do âm hư thấp nhiệt: thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 12g, phục linh 14g, trạch tả 12g, hạt bí 12g, hoàng bá 10g. Sắc uống hoặc làm hoàn uống ngày 12-14g chia 2-3 lần.

Nguồn: Thuốc Đông y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *