Trong Y học cổ truyền lá đinh lăng có những tác dụng chữa bệnh nào?

Không chỉ củ đinh lăng mà lá của chúng cũng có tác dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Là loại cây khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhờ những công dụng thần thánh nên nó được mệnh danh là “nhân sâm cho người nghèo”.

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng

Những tác dụng chữa bệnh của vị thuốc lá đinh lăng

Đinh lăng là cây thuộc chi đinh lăng, họ nhà nhân sâm, nó còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Đinh lăng được trồng làm cây cảnh trong nhà, đối với y học nó là 1 loại thuốc rất tốt.

Theo thầy thuốc Đông y, củ đinh lăng có độ tuổi từ 6 năm trở lên sẽ có thành phần dinh dưỡng tương đương với củ nhâm sâm. Trước đây, khi đinh lăng chưa được nhiều người biết tới công dụng của nó thì cây thường có độ tuổi từ 5-10 năm. Thời điểm năm 2002 là khoảng thời gian hoàng kim của các thương lái thu mua đinh lăng. Khi đó Trung Quốc sang thu mua củ đinh lăng với giá 4,5tr/kg mọi người rầm rộ đổ xô đi mua đinh lăng.

Theo Y học cổ truyền, từ lá, thân, cành, rễ của cây đinh lăng đều có tác dụng chữa bệnh.

Thải độc cho người ốm dậy, phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Ngăn ngừa dị ứng

Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Chữa mất ngủ

Chữa mất ngủ từ đinh lăng là một phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ cả ngàn đời nay. Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g Tang Diệp, 20g lá Vông, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.

Chữa vết thương

Bạn dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch với nước, sau đó giã nát rồi đắp vào nơi bị thương, chúng giúp vết thương mau lành hơn. Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: an thần, giúp thông tiểu, làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét và chữa bệnh kiết lị.

Khi sử dụng lá đinh lăng trị bệnh nên chú ý một số điều

Khi sử dụng lá đinh lăng trị bệnh nên chú ý một số điều

Lưu ý khi dùng lá đinh lăng chữa bệnh

Các chuyên gia đông y lưu ý với mọi người rằng: Trên thực tế, có rất nhiều loại đinh lăng, không phải loại nào cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh được. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khi hái lá đinh lăng với mục đích là chữa các bệnh đã được nêu trên. Loại lá đinh lăng có thể chữa bệnh tốt nhất là loại cây lá nhỏ, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn, không có gai và có nhánh nhiều, lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm, một số địa phương còn gọi cây này với tên gọi khác là cây gỏi cá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *