Tìm hiểu những tác dụng chữa bệnh từ cây huyết dụ

Huyết dụ là một trong những cây cảnh được trồng khá phổ biến ở nước ta, ngoài công dụng đó thì loại thảo dược này còn có rất nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau, đặc biệt các bệnh về đường máu.

Tác dụng điều trị bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng điều trị bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng điều trị bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ có tên khoa học là cordyline terminalis kunth, thuộc họ huyết dụ (Dracaenaceae) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, chúng mọc thành bụi, cây cảnh lá.  Thực tế cây huyết dụ thuộc dạng thân gỗ lâu năm, thân mảnh, không nhánh. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm hình mác rộng, thường có màu xanh hoặc màu đỏ tía. Hoa cây huyết dụ mọc nhiều trên đỉnh nách lá, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím, hoa thường nở vào mùa đông. Cây được trồng chủ yếu thuộc các vùng nhiệt đới của châu Á và dùng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Hoa của cây huyết dụ được thu hái vào mùa hè. Lá cây huyết dụ rửa sạch, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ của cây được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Theo nguồn kiến thức Đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng giải nhiệt, bổ huyết, cầm máu, có thể sử dụng trong tan tan máu ứ, giảm đau trong các bệnh về xương khớp phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu.

 Bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ

Là một vị thuốc Đông Y nổi tiếng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau nhưng để việc sử dụng có hiệu quả thì bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng. Một số bài thuốc được nghiên cứu sử dụng như sau:

Trị kiết lỵ ra máu

Đối với các trường hợp bị bệnh kiết lỵ đi ra máu thì theo bài thuốc dân gian bạn có thể sử dụng kết hợp lá huyết dụ và lá rau má, cỏ nhọ nồi mỗi loại 20 g. Đem rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn, sau đó thêm vào ít nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống. Sử dụng liên tục uống trong vòng 2 -3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Nhưng sử dụng mà không thấy đỡ bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị dứt điểm.

Chảy máu cam, chảy máu dưới da

Trong dân gian, các trường hợp bị chảy máu cam hoặc xuất hiện máu dưới da, ông bà ta thường sử dụng 30g lá huyết dụ đem sao cháy và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g. Cho vào ấm, đun lửa nhỏ, sắc uống đến khi khỏi thì dừng lại.

Chữa rong kinh

Phụ nữ nếu bị rong kinh thì có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc sau: lấy 20g lá huyết dụ, đài của quả mướp, rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g cộng thêm 8g cỏ gừng. Đem rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào ấm đất với 400ml nước, đun lửa nhỏ sắc đến còn  100ml, uống chia làm hai lần trong ngày.

Chữa ho ra máu

Bài thuốc Đông y trị bệnh ho ra máu được sử dụng hiệu quả theo dân gian đó là 10g lá huyết dụ, 4g lá thài lài tía, 4g trắc bách diệp sao đen, 8g rẻ quạt.Các loại trên hái, rửa sạch và phơi khô sau đem sắc uống 1 lần/ngày, uống liên tục 2-3 ngày.

Trị sốt xuất huyết

Chuẩn bị đủ các vị thuốc sau: Lá huyết dụ, hạt muồng sao, hoàng bá, huyền sâm, sinh địa, đơn bì, cỏ nhọ nồi, ngưu tất, đan sâm, kích thước, trắc bá sao, mỗi thứ 10 – 16g. Cho tất cả các loại trên vào nồi thêm 1000 ml; sắc còn 500 ml thì để nguội uống trong ngày.

Trị trĩ nội, hậu môn lở loét

Cách sử dụng: 40g lá huyết dụ tươi, lá sống đời, xích đồng nam mỗi thứ 20g, sắc uống 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị trĩ nội, hậu môn lở loét hiệu quả.

Phụ nữ có thai và sau khi sinh không nên sử dụng cây huyết dụ

Phụ nữ có thai và sau khi sinh không nên sử dụng cây huyết dụ

Trị kinh nguyệt không đều

Phụ nữ nếu thấy kinh nguyệt không đều: kinh sớm kỳ, ngắn vòng, hoặc ra nhiều máu, rong huyết thì có thể sử dụng bài thuốc sau: lá huyết dụ, vỏ rễ dâm bụt, mỗi vị 30g. Sắc uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ  thấy tình trạng trên đỡ hơn. Nếu kiên trì dùng thời gian dài thì có thể trị dứt điểm.

Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng chị em phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh mà bị sót nhau thì không được dùng cây huyết dụ để điều trị bệnh vì chúng có thể để lại các tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất là nên đến các trung tâm y tế để lắng nghe sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *