Thục Địa Hoàng Thảo Dược từ thiên nhiên

Thục Địa hoàng hay còn gọi là Thục địa được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc bổ, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể tăng cường sức khỏe,…

Thục Đại Hoàng Thảo Dược từ thiên nhiên

Thục Đại Hoàng Thảo Dược từ thiên nhiên

Thục địa Hoàng là gì?

Thục địa hoàng còn gọi là Thục địa (Cảnh Nhạc Toàn Thư), Cửu chưng thục địa sa nhân mạt bạn, Sao tùng thục địa, Địa hoàng thán (Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Tên khoa học: Rehmania glutinosa Libosch
  • Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Sói (Scrophulariaceae).
  • Thục địa là tên thuốc của rễ cây địa hoàng đã nấu thành cao.
  • Địa hoàng là cây sống lâu năm, thân thảo, có lông trắng toàn thân.\

Theo trang Cao đẳng Dược thì Địa hoàng khi sử dụng khi còn tươi sẽ có vị ngột, đắng, tính hàn có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa Hoàng (củ địa hoàng khô) Có vị ngọt tính hàn giúp cơ thể tư âm dưỡng huyết. Ngoài ra Thục địa hoàng còn có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn rất tốt đối với thận, dưỡng âm, bổ huyết, giúp đen râu tóc. Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, sinh tinh, làm chất kháng sinh của thục địa nói riêng và địa hoàng nói chung.

Tác dụng của Thục địa hoàng

Thục địa rất tốt cho việc chữa trị suy nhược cơ thể ở người làm việc quá sức hoặc cơ thể yếu ớt từ nhỏ. Thục địa giúp làm tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, từ đó giúp cho máu huyết lưu thông, da dẻ trở nên hồng hào và cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó trang Bài Thuốc Đông Y còn chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ Thục địa như:

  • Hỗ trợ trị hen phế quản
  • Hỗ trợ máu huyết không đều
  • Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tính
  • Tráng dược bổ thận đối với Phái Mạnh
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thần kinh
  • Hỗ trợ đau đầu, chóng mặt, lở miệng lưỡi, tai ù
  • Hỗ trợ trị chứng âm hư, tinh huyết kém, mỏi mệt, đau lưng, mỏi gối, khát nước, di mộng tinh.

Thục Đại Hoàng Thảo Dược từ thiên nhiên

Cây và củ của cây địa hoàng

Những chú ý khi sử dụng Thục địa hoàng

Thục địa hoàng có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng bên cạnh đó nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ để lại một số tác dụng phụ như: Đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, hồi hộp, buồn nôn, các triệu chúng này ngay lập tức sẽ chấm dứt khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Tuy những phải ứng phụ này không nguy hiểm tới tính bạn những có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Vì vậy khi sử dụng các bạn nên cẩn trọng hơn.

Đặc biệt cần lưu ý Thục địa có tính hàn vì vậy nên tránh sử dụng chung với các vị bối mẫu, vô di, tam bạch, la bắc, phỉ bạch, thông bạch, cửu bạch. Ngoài ra những người có thể hàn, dương suy, khi hàn tụ trong cơ thể tuyệt đối không nên sử dụng vị thuốc này, Vì hàn gặp hàn sẽ làm bệnh trở nặng và gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.

Việt Nong – thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *