Tham khảo những bài thuốc chữa bệnh từ lá Vông nem

Vông nem không chỉ là cây để lấy bóng mát, làm cảnh mà còn được sử dụng làm dược liệu điều trị một số chứng bệnh của hiệu quả trong Đông Y.

Vây vông nem vị thuốc phổ biến trong dân gian

Vây vông nem vị thuốc phổ biến trong dân gian

Đặc điểm thực vật và phân bố của cây Vông nem

Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, vông nem là loại cây thân gỗ, cao tới 10m. Thân và cành có gai ngắn, hình nón, cây phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá chét 2 bên và có chiều rộng lớn hơn chiều dài, lá rụng vào mùa khô. Hoa màu đỏ tươi, mọc thành chùm dày, đài hình mo, rách dọc tới gốc, tràng hoa xếp theo kiểu tiền khai cờ, cánh cờ to dài 4-9 cm, rộng 2- 3 cm, cánh thìa tự do. Có 10 nhị liền nhau, 1 nhị dời, xếp thành 2 vòng, chỉ nhị màu tím đỏ, bao phấn màu vàng, đỉnh lưng có xẻ rãnh. Nhuỵ dài hơn nhị, có núm nhuỵ.

Cây rất ít quả mặc dù rất nhiều hoa. Quả loại đậu, thắt lại ở giữa các hạt, mỗi quả 4-8 hạt. Hạt hình thận màu nâu hay màu đỏ. Cây vông nem mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi trong đất nước ta, cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Mĩ, châu Phi. Cây mọc tự nhiên hoặc trồng bằng dâm cành. Cây phát triển tốt ở ven biển, ven sông. Theo kiến thức Đông Y, bộ phận dùng thu hái và chế biến làm thuốc gồm có lá và vỏ thân. Bởi trong lá, vỏ thân chứa alcaloid. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá 0,10-0,16%, vỏ thân 0,06-0,09%, hạt 2%. Ngoài ra trong lá và vỏ thân còn có saponin, flavonoid, tanin, hạt còn có chất béo và các acid hữu cơ.

Lá và vỏ thân cây là 2 bộ phận chính dùng để làm thuốc chữa bệnh

Lá và vỏ thân cây là 2 bộ phận chính dùng để làm thuốc chữa bệnh

Tác dụng và công dụng chữa bệnh của cây Vông nem

Vì có nhiều tác dụng nên hiện nay vông nem được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Nhân dân dùng lá vòng nem sắc uống hoặc luộc ăn chữa mất ngủ, dịu thần kinh. Người bị suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ ngày dùng 8-10g.  Ngoài ra chúng ta cũng có thể kết hợp vông nem cùng với cao lá sen, rotundin hoặc củ bình vôi, lạc tiên, lá dâu, long nhãn làm thuốc an thần, trấn kinh, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược. Đây đều được coi là những bài thuốc rất hiệu quả và thông dụng trong Đông Y.

  • Bệnh ngoài da, lở ngứa

Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, xa sàng tử, rễ cây chút chít lượng thích hợp, tán nhỏ, pha thành rượu liều lượng 1/5, bôi ngoài da.

  • Chữa sâu răng 

Lá vông nem khô đem tán nhỏ, rắc vào nơi răng sâu.

  • Chữa vết mụn nhọt, lở loét

Lá vông nem rửa sạch bằng thuốc tím, giã nhuyễn cùng với một ít cơm nguội đắp lên vết loét, thấy vết loét chóng sinh cơ và lên da non. Nếu đắp lâu quá thì sẽ tăng sinh lượng cơ quá mức ban đầu.

  • Chữa đau khớp do phong thấp hàn

Bệnh nhân có biểu hiện sưng đau các khớp, tại khớp tổn thương sờ không nóng đỏ mà có thể thấy lạnh, đau có tính di chuyển, sợ gió, sợ lạnh, chân tay nặng nề, ngại vận động…

Vỏ vông nem, phòng kỷ, kê huyết đằng, ngưu tất mỗi vị 6g sắc với 600ml nước còn 250ml. Bệnh nhân chia uống ngày 3 lần. Kiên trì áp dụng khoảng 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau nhức phong thấp giảm, các khớp cũng bớt sưng.

Cũng như nhiều vị thuốc Đông y khác, vông nem được công nhận và sử dụng nhiều để chữa bệnh. Vì thế khi mắc các bệnh trên bạn có thể liên hệ tới thầy thuốc để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng bài thuốc vông nem.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *