Tại sao nhiều mẹ chuộng trị hăm tã cho bé theo Đông Y?

tai-sao-nhieu-me-chuong-tri-ham-ta-cho-be-theo-dong-y-vay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị hăm tã cho bé rất tiện lợi, vậy tại sao nhiều  mẹ chuộng trị hăm tã cho bé theo Đông Y?

tai-sao-nhieu-me-chuong-tri-ham-ta-cho-be-theo-dong-y-den-the

Tại sao nhiều mẹ chuộng trị hăm tã cho bé theo Đông Y?

Mẹ chuộng trị hăm tã cho bé theo Đông Y vì sao?

Trẻ bị hăm tã do thời gian đóng bỉm quá dài, nếu mẹ không thường xuyên thay bỉm cho bé thì bé phải tiếp xúc với tã bẩn, nước tiểu lâu dẫn đến hăm tã. Hoặc khi tắm xong cho con, các mẹ lau không kỹ, làm nước còn đọng ở các nếp gấp của bé cũng là một nguyên nhân gây hăm tã. Hăm tã làm cho bé khó chịu, quấy khóc, ít ngủ. Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến mưng mủ, viêm nhiễm rất nguy hiểm.

Nhiều mẹ chuộng trị hăm tã cho bé theo bài thuốc Đông Y bởi tính an toàn, hiệu quả của nó. Các cây thuốc ngay tại sân vườn cũng có thể giúp mẹ trị hăm tã cho con cực tốt.

Các bài thuốc Đông Y trị hăm tã cho bé

Dùng dầu ô liu trị hăm tã

Để trị hăm tã cho bé bằng dầu ô liu. Mẹ chỉ cần xoa một lớp dầu ô liu mỏng lên vùng da bị hăm, đặc biệt các nếp gấp để kháng khuẩn, làm mềm da. Nhưng chú ý thoa một lớp thật mỏng, không lạm dùng dầu ô liu quá nhiều.

tai-sao-nhieu-me-chuong-tri-ham-ta-cho-be-theo-Dong-Y-nhat

Dầu ô liu kháng khuẩn, làm mềm da trị hăm tã rất tốt

Lá trầu không trị hăm tã

Các mẹ đun sôi 4 lá trầu không đã rửa sạch , chờ nguội và  giặt một chiếc khăn sạch mềm mịn qua nước trầu không này, vắt khô và  thấm lên vùng da bị hăm của bé thật nhẹ nhàng. Một ngày mẹ thấm nước trầu không cho con 3 lần, kiên trì 5 ngày để trị hăm tã khỏi hẳn cho con.

Lá chè xanh trị hăm tã

Theo các chuyên gia Thuốc Đông Y, trong lá chè xanh có chất lyzozym giúp sát trùng da, kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh, trị hăm tã cho bé rất tốt.

Các mẹ chỉ cần nấu đặc để nguội rồi tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch và lau khô. Hoặc mẹ dùng nước chè đặc nguội phun trực tiếp vào vùng bị hăm của bé.

tai-sao-nhieu-me-chuong-tri-ham-ta-cho-be-theo-dong-y-vay

Lá chè xanh có chất Lyzozym kháng khuẩn, tiêu viêm trị hăm tã

Cỏ roi ngựa trị hăm tã

Các mẹ phơi khô cỏ roi ngựa (cũng có thể mua sẵn), lấy mỗi ngày một ít hãm trong nước sôi 15 phút, lấy vải màn lọc lấy nước. Sau đó mẹ dùng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa nguội chấm vào các vết hăm tã  cho bé. Mỗi ngày mẹ làm 2 lần cho bé tình trạng hăm tã của bé sẽ cải thiện thấy rõ.

tai-sao-nhieu-me-chuong-tri-ham-ta-cho-be-theo-Dong-Y

Chấm nước cỏ roi ngựa đặc nguội vào vết hăm tã cho bé ngày 2 lần

Cây mã đề trị hăm tã

Dùng cây mã đề chữa hăm tã cho trẻ rất đơn giản và hiệu quả. Mẹ rửa sạch một ít lá mã đề tươi, ngâm qua với nước muối, chờ ráo rồi vò nát, lọc lấy nước, dùng nước này thoa nhẹ lên da bé. Nước cây mã đề giúp làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra cho bé yêu của bạn.

Các mẹ chú ý là khi chữa hăm tã cho bé theo Đông Y, cần đặc biệt giữ cho da bé khô thoáng. Khi con tắm hoặc đi tiểu tiện, đại tiện xong, mẹ nên làm sạch, giữ mông bé thật khô thoáng trước khi đóng bỉm mới cho bé. Nếu sau 5 ngày tình trạng hăm tã không tiến triển cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Vũ Giang – Thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *