Những bài thuốc đông y chữa bệnh thủy đậu ngay tại nhà

Bệnh thủy đậu là căn bệnh lây nhiễm do virus có tên Varicella Zoster gây nên.Người bệnh nói, ho, hắt hơi… thì virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi dễ lây cho người xung quanh. Vậy chữa trị bệnh thủy đậu tại nhà như nào?

trieu-chung-benh-thuy-dau
                             Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Những nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do một loại vi rut mang tên Varicella Zoster Virus, thường bùng phát dịch vào các mùa trong năm. Bệnh rất dễ lây và thường có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, khắp người nổi mụn. Khi đã mắc thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 – 7 ngày, dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

nhung-nguyen-nhan-day-nen-benh-thuy-dau
                          Những nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu

Theo mục kiến thức Đông Y, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.

Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.

Những bài thuốc đông y chữa bệnh thủy đậu ngay tại nhà

bai-thuoc-dong-y-chua-benh-thuy-dau-hieu-qua
                 Bài thuốc đông y nào chữa bệnh thủy đậu hiệu quả?
  • Sắn dây, đậu xanh. Củ sắn dây 20g, đậu xanh 20g, lá chàm 20g, rễ tranh 20g, cam thảo 10g, gừng sống 3 lát, nước vừa đủ sắc uống. Tác dụng giải nhiệt để thúc cho đậu ra thì bệnh khỏi. Bài thuốc này cho trẻ uống khi những nốt đậu đã mọc quá 3 ngày chưa hết sốt
  • Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30g, rau om tươi 20g rửa sạch, quả dành dành 16g, kim ngân hoa 16g, rễ cỏ tranh 12g. Bài thuốc đông y này nên sắc 2 lần. Sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
  • Hoa mai. Dùng hoa mai phơi khô, tán nhỏ, giã nhuyễn hòa mật ong làm viên bằng hạt ngô đồng cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi uống 1 viên và cứ thêm mỗi tuổi uống thêm 3 viên. Ngày uống 2-3 lần với nước ấm. Khi trẻ mới chớm mọc thủy đậu thì dùng bài thuốc này
  • Nhọ nồi. Nguyên liệu gồm nhọ nồi, cây nọc rắn, lá rau má, lá thanh táo, lá dâu tằm, lá chân vịt, lá mũi mác (lượng bằng nhau). Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó giã nát rồi hòa vào nước. Lọc nước qua ray bỏ bã, dùng nước này lau khắp người, ngày lau 2 lần. Bài thuốc này chỉ thực hiện khi các nốt thủy đậu bị bầm tím, khắp mình nóng dữ dội.
  • Hoàng liên, hoàng bá. Dùng hoàng liên 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 12g, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc thủy đậu dùng cho trường hợp nốt đậu mọc nhiều, vỡ loét không đóng vảy được.
  • Cam thảo, ngân hoa. Dùng 12g cam thảo dây, 12g ngân hoa, 12g vỏ đậu xanh, 8g hoàng đằng, 12g sinh địa, 10g lá tre, 8g rễ cây sậy. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc với 4 chén nước, khi cạn lại còn 1/4 thì uống hết trong ngày
  • Dâu tằm, cỏ mần trầu, lá tre. Dùng lá dâu tằm tươi 30 g rửa sạch, cỏ mần trầu tươi 20g rửa sạch thái ngắn, lá tre tươi 20g, cam thảo đất tươi 20g thái ngắn. Cho vào ấm sắc uống, hãm 1.000 ml nước còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày

Nguồn: Cao đẳng Dược

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *