Lá tía tô là bài thuốc dân gian chữa bách bệnh

Lá tía tô được biết đến không chỉ món rau sống ăn kèm với nhiều món ăn mà nó còn là một bài thuốc dân gian chữa bách bệnh mà bạn chưa biết.

Lá tía tô là bài thuốc dân gian chữa bách bệnh

Lá tía tô là bài thuốc dân gian chữa bách bệnh

Tìm hiểu những thông tin về lá tía tô

Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)

Theo giảng viên Y học cổ truyền tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Tinh dầu từ lá tía tô có thể được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó.

Những bệnh nào được  điều trị bằng lá tía tô?

Chữa bệnh dạ dày

Không những thế, theo như các nghiên cứu khoa học, lá khôi tía là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Bởi trong lá khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. 

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Giải cảm phong hàn bằng lá tía tô

Giải cảm phong hàn bằng lá tía tô

Giải cảm phong hàn

Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.

Tiêu đờm giảm ho

Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.

Kiện vị cầm nôn

Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.

Bên cạnh đó, tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da  mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong.

Nguồn: Thuốc Đông y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *