Giáo sư Tôn Thất Tùng: Người thầy thuốc Việt Nam ưu tú

Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là người có nhiều đóng góp cho lĩnh vực y học Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ tóm tắt sơ lược về cuộc đời của Giáo sư Tôn Thất Tùng đến bạn đọc.

Giáo sư Tôn Thất Tùng: Người thầy thuốc Việt Nam ưu túGiáo sư Tôn Thất Tùng là ai?

Tóm tắt cuộc đời hành nghề Y của Giáo sư Tôn Thất Tùng

Chia sẻ tại mục Danh Y – Lương Y Việt Nam về thông tin Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng như sau:

Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực giải phẫu gan. Ông sinh năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế.

Giai đoạn hoạt động từ 1932 – 165

  • Năm 1932, Tôn Thất Tùng học tại trường Y-Dược tại Hà Nội. Ngày ấy, cả Đông Dương chỉ có một trường thuốc duy nhất tại Hà Nội mà người bản xứ không được dự những kỳ thi nội trú. Từ năm 1935, Gs Tôn Thất Tùng được tuyển cùng 10 sinh viên khác làm ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn. Anh sinh viên y khoa Tôn Thất Tùng là người đầu tiên đấu tranh buộc chính quyền thực dân phải tổ chức thi nội trú cho những bệnh viện Hà Nội. Năm 1935, Tôn Thất Tùng là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của trường Y-Dược (bệnh viện Việt – Đức).
  • Năm 1958, giáo sư Tôn Thất Tùng thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam.
  • Năm 1959, giáo sư Tôn Thất Tùng  phát triển khoa mổ sọ não và khoa ngoại nhi.
  • Năm 1960, Tôn Thất Tùng  là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam.
  • Năm 1965, giáo sư triển khai thành công việc mổ tim bằng máy tim phổi nhân tạo ở nước ta.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc tế, được mời giảng bài ở nhiều trường đại học y khoa, được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris và Hội những nhà phẫu thuật Lion (Pháp), Hội quốc gia những nhà phẫu thuật An-gie-ri. 

Thành tựu và công hiến của giáo sư Tôn Thất Tùng

Năm 1977, giáo sư được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế mang tên Lannelongue. Lannelongue là phần thưởng cao quý dành cho những nhà phẫu thuật xuất sắc thế giới cứ 5 năm 1 lần trao giải thưởng này. Một trong 12 người xuất sắc nhất thế giới và Việt nam thời đó chính là GS. Tôn Thất Tùng. Ông luôn quan tâm, nhắc nhở các công việc cấp cứu cần được giải quyết tốt vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của người dân. Năm 1959, ông đã nêu ra những ưu khuyết điểm của tuyến dưới về việc xử trí các ca lồng ruột và viêm ruột thừa. Từ năm 1963, thông báo về những tai nạn lao động; năm 1965, về tai nạn chiến tranh và năm 1969, về những tai nạn giao thông… để những địa phương và cơ sở phòng tránh và có phương án cấp cứu kịp thời hiệu quả.

Các giảng viên Cao đẳng Y dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng chia sẻ thêm, ngoài những vai trò nếu trên thì Giáo sư Tôn Thất Tùng  còn là một giám đốc bệnh viện ngoại khoa lớn, giáo sư đã sớm chú ý đến việc lựa chọn, bồi dưỡng một lực lượng cán bộ ngoại khoa kế cận,Tôn Thất Tùng tạo điều kiện cho lớp trẻ vươn lên. Những thế hệ học trò của Tôn Thất Tùng lần lượt trưởng thành. Đó là những thầy thuốc Đặng Hạnh Đệ, Tôn Thất Bách, Phạm Hoàng Phiệt, Đỗ Kim Sơn, Đỗ Đức Vân…

Hình ảnh Giáo sư Tôn Thất Tùng

Hình ảnh Giáo sư Tôn Thất Tùng 

Trong những năm tháng cuộc đời của Tôn Thất Tùng, giáo sư Tôn Thất Tùng gắn bó với ngôi nhà thứ 2 đó là bệnh viện, với những đồng nghiệp, những học trò và những bệnh nhân của mình. Làm việc không biết mệt mỏi cho đến tận cuối đời,Tôn Thất Tùng đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Với những công lao và cống hiến to lớn đối với đất nước, giáo sư Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, hai lần Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Ba và được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 2002, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của giáo sư, Bộ Y tế đã thành lập hội đồng xét tặng giải thưởng mang tên Tôn Thất Tùng – Giải thưởng Tôn Thất Tùng.

32 năm đã qua kể từ ngày Giáo sư Tôn Thất Tùng đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những người thầy thuốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam và bạn bè thân thiết trên thế giới mãi mãi ghi nhớ hình ảnh giáo sư với cuộc đời trong sáng, một sự nghiệp vinh quang và những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho nền y học Việt Nam và thế giới.​

Nguồn tham khảo:

  • Bộ Y tế
  • ĐH Y Hà Nội
  • Báo Nghệ An

Được website thuốc Đông Y Việt Nam chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *