Đông y tư vấn dùng cây tầm xuân cầm máu, tiêu viêm

Tầm xuân vốn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng với sức khỏe, trong đó nổi bật là trị bỏng, táo bón, nôn ra máu, cầm máu, tiêu viêm. Cách sử dụng bài thuốc từ cây tầm xuấn vốn rất đơn giản và mang đến hiệu quả cao.

Tầm xuân có rất nhiều tên gọi khác nhau 

Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, tầm xuân có tên gọi khác dã tường vi, thập tỉ muội, hồng tầm xuân, ngưu cúc, thích hoa,… Cây tầm xuân toàn thân nhiều gai nhọn. Quả tầm xuân có màu đỏ rất đặc trưng; Hạt tầm xuân chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Những tác dụng dụng chữa bệnh từ cây tầm xuân

Theo kiến thức Đông y, việc dùng thuốc từ xây tầm xuân vốn rất đơn giản, lành tính và mang đến hiệu quả cao. Bạn có thể áp dụng bài thuốc tầm xuân theo những cách sau:

  • Trị chảy máu cam, nôn ra máu: Hoa tầm xuân 6g, tử tuệ căn 15g, rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống.
  • Trị viêm loét niêm mạc miệng: 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân được lấy vào buổi sáng sớm. Pha sương thu được với một chút nước ấm uống trước khi ăn.
  • Trị mụn ung nhọt có mủ: Lá tầm xuân khô, giấm, mật ong. Nghiền lá tầm xuân thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít trộn chung với giấm và mật ong sao cho được hỗn hợp đặc sệt, đắp vào nơi tổn thương mỗi ngày 1 lần.
  • Chữa phù cho bệnh nhân viêm thận:Quả tầm xuân 6g, hồng táo 3g, sắc uống.
  • Hoặc dùng: Quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g. Sắc uống hàng ngày, chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Trị đau răng, chữa viêm loét miệng: Rễ tầm xuân tươi. Sắc nước đặc uống hoặc ngậm trong miệng 5-10 phút. Ngày 3 lần.

Những bài thuốc từ tầm xuân mang đến rất hiệu quả tốt cho sức khỏe

  • Chữa u bướu tuyến giáp:Hoa tầm xuân 5g, hoa trùng bì 5g, hoa thanh bì 5g, hoa hồng 5g. Sắc uống, uống khi thuốc còn ấm.
  • Chữa viêm loét ở chân: Lá tầm xuân tươi hoặc khô. Nấu nước để vệ sinh vết thương 2-3 lần trong ngày.
  • Chữa bỏng dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:Lấy rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa vết bỏng.
  • Hoặc dùng bài: Rễ tầm xuân sấy khô, nghiền thành bột rồi trộn với dầu vừng đắp vào nơi tổn thương.
  • Trị nhọt độc sưng đau: 1 nắm lá và cành non của cây tầm xuân, một ít muối ăn, giã nát. Sau đó, đắp trực tiếp lên nốt mụn, dùng băng gạc y tế băng cố định lại Thay thuốc 1-2 lần mỗi ngày.
  • Trị liệt mặt, liệt nửa người do biến chứng của bệnh tăng huyết áp: rễ tầm xuân 30g. Sắc nước đặc uống trong ngày.

Bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin về các bài thuốc và vị thuốc.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *