Công dụng thần kì của cây bạch tật lê

Bạch tật lê có vị ngọt, để sống có tính bình, sao vàng cho cháy gai lại có tính ấm, có tác dụng bình can, tán phong, làm sáng mắt, thông huyết, giải độc, ích khí, trừ thấp, ngừng ngứa.

Công dụng thần kì của cây bạch tật lê

Công dụng của cây bạch tật lê vô cùng thần kì

Cây tật lê là gì?

Bạch tật lê là quả của cây Tật lê – một vị thuốc quen thuộc của đông y, thường được dùng để chữa các chứng bệnh về mắt như đau mắt đỏ, chảy nước mắt. Cây Tật lê có tên khoa học là Tribulus Terrestris, thuộc họ Tật lê Zygophyllacea, nay gọi theo danh pháp mới là Gai ma vương, thuộc họ Gai chống, tuy nhiên theo thói quen người ta vẫn dùng cái tên cũ là Tật lê. Là cây thảo mọc bò lan, có thể thành một thảm rộng đến 1 m. Cây có lá kép lông chim gồm 5- 7 đôi lá chét, lá dài khoảng 1 cm, phủ nhiều lông trắng ở mặt dưới, hoa ra vào khoảng cuối xuân đầu hạ, có năm cánh màu vàng chanh. Quả Tật lê rất đặc biệt, thường có 5 cạnh, có gai dài, nhọn rất cứng, có thể làm tổn thương nếu đi chân trần dẫm phải, hoặc thậm chi là đâm thủng vỏ xe đạp- vì thế nên cây còn có tên là Gai ma vương hoặc châu Âu gọi là quả nho có gai nhọn (tạm dịch từ chữ Puncture vine). Cây mọc ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam thường mọc ở các vùng đất ven biển từ Quảng Bình trở vào, rất nhiều ở Bình Thuận

Thành phần công dụng và chủ trị của bạch tật lê

Theo tin tức từ trang Thuốc Đông Y, Y học hiện đại đã tìm ta những chất có trong thích tật tê như: Ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonozit, nhiều saponin mà trong đó có diosgenin. Đối với Y học cổ truyền, các y sĩ chỉ ra rằng bạch tật lê có vị đắng, tính ôn, đi vào hai kinh can và phế, bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, tật lê có tác dụng cường tim, đề cao công năng miễn dịch cơ thể, chống suy não, dịch sắc nước tật lê có tác dụng giáng thấp đường huyết và dị ứng. Những công dụng nổi bật của thích tật lê được dùng làm thuốc tân dược và thuốc đông y.

Những bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc bạch tật lê

Công dụng thần kì của cây bạch tật lê

Những bài thuốc tị bệnh từ cây bạch tật lê

Trong Đông y từ lâu đã sử dụng vị thuốc bạch tật lê kết hợp với một số vị thuốc khác nhằm đưa ra phương thức điều trị một số bệnh như sau:

  • Chữa quáng gà: chuẩn bị 1 lượng bằng nhau các vị thuốc gồm bạch tật lê, thảo quyết minh, cúc hoa, kỷ tử, bạch thược, sơn thù, sơn dược, phục linh, trạch tả, đơn bì, thục địa mỗi vị 12g. Phơi khô tất cả sau đó tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật thành hỗn hợp dẻo mịn và vo thành viên viên, mỗi ngày uống 2- 4 viên, sau 10 ngày bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Chữa đau bụng kinh: Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc đặc, chia 2 lần uống trong ngày trước và trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
  • Chữa bệnh ngoài da: bạch tật lê 9g, kinh giới 6g, thổ phục linh 6g, ý dĩ, thương nhĩ tử đều 3g, sắc uống đến khi thấy bệnh thuyên giảm thì ngừng.
  • Chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới: Lấy quả bạch tật lê phơi khô sao vàng đun lấy nước uống hàng ngày để giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.

Ngoài ra chuyên trang Bài thuốc Đông Y cũng chia sẻ: Dùng Bạch tật lê chữa vào các bệnh như: trẻ nhỏ đái dầm, người mệt mỏi, kinh nguyệt khí hư có mùi, viêm họng, đau mắt…. Nhưng tốt nhất trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của các Y sĩ Y học Cổ truyền để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.  Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai cho con bú, bệnh âm huyết bất túc, can hư, thụ thai tuyệt đối không được sử dụng thích tật lê để không mang đến những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Việt Nong – thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *